Hội thảo "Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước"
Hiện nay, hệ thống doanh nghiệp Nhà nước được mở rộng và phát triển, đổi mới, hoạt động theo cơ chế thị trường, bảo đảm sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế, thực hiện nhiệm vụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm ổn định kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, hệ thống doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn những hạn chế như hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp mặc dù có nhiều lợi thế về nguồn lực, một số tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất cân đối tài chính, thua lỗ kéo dài, đặc biệt chưa bắt kịp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường, năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản trị doanh nghiệp còn bất cập... Điều này đã dẫn tới sự cần thiết phải tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.
Vì vậy, mục tiêu của Hội thảo nhằm tạo cơ hội đối thoại chính sách giữa Bộ Tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước về các vướng mắc thực tế trong quá trình triển khai tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, các cơ chế chính sách tài chính doanh nghiệp vừa ban hành hoặc đang được nghiên cứu ban hành, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về mặt cơ chế, chính sách tài chính để tập trung nghiên cứu, hoàn thiện trong thời gian tới.
Tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp Nhà nước phải quán triệt chức năng của Nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua sử dụng các công cụ điều tiết, trong đó công cụ quan trọng là Doanh nghiệp Nhà nước. Tái cấu trúc không phải là hạn chế, làm giảm vai trò mà phải làm cho doanh nghiệp Nhà nước mạnh hơn, thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế Nhà nước. Đồng thời, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện trên cả phương diện vĩ mô và cả phương diện vi mô. Bên cạnh đó, vừa thực hiện tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp Nhà nước vừa thực hiện tái cấu trúc theo thực thể, kiên quyết thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước theo ngành, lĩnh vực kinh doanh, theo nguyên tắc giảm về số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Hiện nay, Bộ Tài chính đã có hướng sửa đổi, hoàn thiện đổi mới cơ chế, chính sách tài chính doanh nghiệp ở một số điểm như: xây dựng cơ chế thu hút mạnh các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước, ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, năng lực quản trị tốt, có uy tín trên thế giới, giảm thiểu các nhà đầu tư chiến lược là doanh nghiệp Nhà nước, bổ sung quy định về cổ phần hóa đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty, đặc biệt, rà soát, hoàn chỉnh tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước theo cơ cấu vốn chủ sở hữu, vấn đề hoàn thiện kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp, quy trình xác định giá trị đất./.
Phải xuất phát từ thực tế để xây dựng luật phù hợp, chặt chẽ, thống nhất  (01/06/2012)
Đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2013 những dự án luật liên quan đến tái cơ cấu kinh tế  (01/06/2012)
Rio+20: Thế giới cần hành động với tầm nhìn dài hạn  (01/06/2012)
Đến hẹn lại lên  (01/06/2012)
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ nhân dân  (01/06/2012)
Thông cáo số 9, Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII  (31/05/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay