Diễn đàn "Kinh tế năng lượng và phát triển bền vững”
Diễn đàn thu hút sự tham gia của hơn 300 đại biểu đến từ các cơ quan ban, ngành của Trung ương như: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, các tập đoàn, tổng công ty lớn trong ngành năng lượng; các nhà nghiên cứu, các học giả, giới truyền thông, các hiệp hội ngành hàng ...
Năng lượng đóng vai trò vô cùng quan trong trong đời sống kinh tế – xã hội của lòai người nói chung. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Nhưng nguồn năng lượng truyền thống đang cạn kiệt dần tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của kinh tế thế giới. Bởi vậy, các cuộc xung đột, chiến tranh cục bộ và khu vực, những điểm nóng trên thế giới những năm gần đây, suy cho cùng, có nguyên nhân từ vấn đề tranh chấp và tìm kiếm năng lượng.
Trong những năm qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh. Tuy nhiên, trước yêu cầu bảo đảm nhu cầu về năng lượng để duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian dài, nghĩa là phát triển bền vững, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân… ngành năng lượng Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận tập trung vào: Phát triển ngành năng lượng với phát triển bền vững; Quy hoạch nguồn năng lượng ở Việt Nam; Cơ chế, chính sách trong việc duy trì cân đối lớn về năng lượng và phát triển; Cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn cho phát triển năng lượng; Khai thác và sử dụng năng lượng có hiệu quả và bền vững; Vấn đề sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng của quốc gia; Khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới…qua đó, góp phần vào sự phát triển ngành năng lượng Việt Nam nói riêng và quá trình triển khai công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta nói chung…
Hiện, về cơ bản, Việt Nam có thể đáp ứng đủ nhu cầu về dầu lửa cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Doanh thu của điện, than, dầu lửa, khí ga tự nhiên tăng ổn định, đóng góp cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ phát triển vẫn thấp do các vấn đề như: Hiệu suất chung của ngành năng lượng thấp; Sử dụng năng lượng chưa tiết kiệm và chưa hiệu quả, cường độ năng lượng và cường độ điện cao hơn mức trung bình thế giới; Hiệu quả sản xuất và tiếp cận thị trường chưa cao; Chi phí khai thác, biến đổi, truyền tải và phân phối năng lượng cao do công nghệ lạc hậu, quản lý còn nhiều bất cập; Giá năng lượng chưa phản ánh chính xác các yếu tố đầu vào của sản xuất và phân phối sản phẩm năng lượng; Đầu tư cho sự phát triển năng lượng vẫn chưa đáp ứng mong đợi; Tiến độ của nhiều dự án bị chậm so với kế hoạch../.
Chia sẻ kinh nghiệm xét xử, cải cách hệ thống Tòa án Việt Nam - Lào  (16/05/2012)
Bình ổn giá góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh  (16/05/2012)
An sinh xã hội với dân cư nông thôn - hiện trạng và giải pháp  (16/05/2012)
Hội nghị toàn quốc sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  (16/05/2012)
Hội nghị toàn quốc sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  (16/05/2012)
Việt Nam phản đối việc cấm đánh cá ở Biển Đông  (15/05/2012)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay