Trưng bày "Thăng Long - Thiên Trường triều Trần”
Với gần 150 hiện vật, hình ảnh, tư liệu, bản vẽ của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, Viện Khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng tỉnh Nam Định, khu trưng bày đã giới thiệu tới công chúng Thủ đô và khách tham quan mối quan hệ đặc biệt giữa Thăng Long - Thiên Trường thông qua những tư liệu chính sử đã dẫn, qua sưu tập hiện vật của các khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long, tại các điểm di tích liên quan đến Hành cung Thiên Trường (Nam Định) và qua các tác phẩm thơ văn Lý - Trần.
Khu trưng bày chuyên đề được bố cục gồm ba phần chính là Thăng Long - Thiên Trường dưới triều Trần thế kỷ XIII-XIV qua lời dẫn sử liệu; Thăng Long - Thiên Trường dưới thời đại Trần thế kỷ XIII-XIV qua hiện vật của các cuộc khai quật khảo cổ và Thăng Long - Thiên Trường dưới thời đại Trần thế kỷ XIII-XIV qua các tác phẩm thơ văn.
Người xem được thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật thời Trần như phù điêu đất nung đầu Rồng, đầu Phượng đất nung, ngói gắn hình chim Phượng, ngói úp gắn hình lá đề cân; đặc biệt là mô hình nhà của vua quan nhà Trần bằng đất nung gồm 14 mảnh, xây dựng theo kiến trúc nội công ngoại quốc được khai quật ở thôn Lời, xã Hiền Khánh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định...
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, ở thế kỷ XIII-XIV, Thăng Long có mối quan hệ đặc biệt với Thiên Trường - Nam Định.
Hành cung Thiên Trường không chỉ là quê hương nhà Trần mà còn là kinh đô thứ hai, một căn cứ quân sự quan trọng bậc nhất sau Thăng Long thời kỳ đó; là trung tâm chính trị quan trọng đóng vai trò rất lớn trong việc quản lý, điều hành đất nước.
Chiều cùng ngày, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc cuộc triển lãm cây cảnh nghệ thuật nhằm góp phần tôn vinh giá trị di sản, tạo cảnh quan cho khu di tích.
Cuộc triển lãm lần này giới thiệu 500 cây cảnh, đá, lũa nghệ thuật của các nghệ nhân Hội cây cảnh nghệ thuật Thăng Long và các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang...
Đây là thú chơi tao nhã của người dân Hà Nội và trở thành một hoạt động văn hóa thường niên tại khu di tích.
Trưng bày chuyên đề "Thăng Long - Thiên Trường dưới triều Trần thế kỷ XIII-XIV" và triển lãm cây cảnh nghệ thuật là hoạt động chào mừng kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng miền Nam 30-4, ngày Quốc tế Lao động 1-5 và ngày sinh nhật Bác.
Trưng bày chuyên đề và triển lãm mở cửa đến hết ngày 30-6./.
Liên hợp quốc xác định thiệt hại do tội phạm có tổ chức gây ra  (27/04/2012)
Nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở Sudan  (27/04/2012)
Khai mạc Triển lãm - Hội chợ Thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long  (27/04/2012)
Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội  (26/04/2012)
Tuần lễ Quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường  (26/04/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm