Chính phủ họp bàn chuyên đề xây dựng pháp luật
21:30, ngày 20-03-2012
Trong 2 ngày 19 và 20-3, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp Phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật.
Tại Phiên họp, Chính phủ đã thảo luận về Báo cáo kết quả xây dựng luật, pháp lệnh trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII; tình hình triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII và năm 2012; các giải pháp nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ xây dựng luật, pháp lệnh trong thời gian tới.
Đồng thời, Chính phủ nghe, thảo luận về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng đất trồng lúa; báo cáo về việc sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.
Về kết quả xây dựng Luật, pháp lệnh trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII; tình hình triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII và năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ nhận định, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, công tác xây dựng luật và pháp lệnh có nhiều cố gắng, góp phần xây dựng thể chế pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn.
Từ năm 2007-2011, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 75 dự án trên tổng số 89 dự án (chiếm 84,26%) luật, pháp lệnh mà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua. Riêng năm 2008, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 27 dự án, chiếm tỷ lệ 93,1% tổng số các dự án luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua năm 2008.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng nhìn lại hệ thống thể chế luật pháp vẫn còn không ít bất cập, chương trình còn dài trải, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển… Hiện nay, việc hoàn thiện thể chế được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những khâu khâu đột phá chiến lược.
Nêu rõ quan điểm cần tiếp tục đổi mới việc lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh việc đề xuất xây dựng dự án luật, pháp lệnh phải thực sự cần thiết, có tính khả thi trong thực tiễn cuộc sống, được thẩm tra chặt chẽ, khoa học; cương quyết đưa ra khỏi chương trình những dự án luật, pháp lệnh chưa hội đủ các điều kiện cần thiết…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, chuẩn bị các dự án luật có tính cấp bách để bổ sung chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2012, 2013 và khóa XIII.
Đề cập đến dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng đất trồng lúa, các thành viên Chính phủ cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo Nghị định; đồng thời đề nghị bộ chủ trì soạn thảo Nghị định bổ sung các ý kiến đóng góp của các thành viên chính phủ liên quan đến các Điều, khoản của Nghị định quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phương, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa; việc quy định các trường hợp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa…
Nhấn mạnh, đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố quyết định an ninh lương thực quốc gia, nên cần phải bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng có hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ tinh thần chung trong Nghị định là phải giữ ổn định đất lúa. Khi lập quy hoạch có đụng chạm đến đất lúa dứt khoát phải được thẩm định, phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quản lý và sử dụng đất trồng lúa trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Sau khi nghe các thành viên Chính phủ thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: trong khi chờ có Luật Đất đai sửa đổi, tinh thần chung của Chính phủ kiến nghị Quốc hội là khi hết thời hạn giao đất, cho thuê đất vào năm 2013, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; người sử dụng đất được thực hiện đầy đủ các quyền theo pháp luật quy định trong đó có quyền được cầm cố, thế chấp…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện báo cáo này để trình Chính phủ trong Phiên họp Chính phủ tới.
Đề cập đến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Dự thảo Nghị định này theo hướng có kế thừa các quy định hợp lý; bổ sung quy định mới nhưng bảo đảm tính ổn định, không làm xáo trộn, bộ máy tinh gọn, hiệu quả; đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; trình Thủ tướng ký ban hành.
Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã xem xét, thảo luận các dự án Luật: Dự trữ quốc gia; Thư viện; Xuất bản (sửa đổi); Thủ đô; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao các bộ chức năng chủ trì soạn thảo phối hợp các bộ, ngành cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, sớm hoàn chỉnh các dự án Luật nêu trên để trình Quốc hội./.
Đồng thời, Chính phủ nghe, thảo luận về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng đất trồng lúa; báo cáo về việc sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.
Về kết quả xây dựng Luật, pháp lệnh trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII; tình hình triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII và năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ nhận định, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, công tác xây dựng luật và pháp lệnh có nhiều cố gắng, góp phần xây dựng thể chế pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn.
Từ năm 2007-2011, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 75 dự án trên tổng số 89 dự án (chiếm 84,26%) luật, pháp lệnh mà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua. Riêng năm 2008, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 27 dự án, chiếm tỷ lệ 93,1% tổng số các dự án luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua năm 2008.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng nhìn lại hệ thống thể chế luật pháp vẫn còn không ít bất cập, chương trình còn dài trải, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển… Hiện nay, việc hoàn thiện thể chế được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những khâu khâu đột phá chiến lược.
Nêu rõ quan điểm cần tiếp tục đổi mới việc lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh việc đề xuất xây dựng dự án luật, pháp lệnh phải thực sự cần thiết, có tính khả thi trong thực tiễn cuộc sống, được thẩm tra chặt chẽ, khoa học; cương quyết đưa ra khỏi chương trình những dự án luật, pháp lệnh chưa hội đủ các điều kiện cần thiết…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, chuẩn bị các dự án luật có tính cấp bách để bổ sung chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2012, 2013 và khóa XIII.
Đề cập đến dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng đất trồng lúa, các thành viên Chính phủ cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo Nghị định; đồng thời đề nghị bộ chủ trì soạn thảo Nghị định bổ sung các ý kiến đóng góp của các thành viên chính phủ liên quan đến các Điều, khoản của Nghị định quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phương, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa; việc quy định các trường hợp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa…
Nhấn mạnh, đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố quyết định an ninh lương thực quốc gia, nên cần phải bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng có hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ tinh thần chung trong Nghị định là phải giữ ổn định đất lúa. Khi lập quy hoạch có đụng chạm đến đất lúa dứt khoát phải được thẩm định, phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quản lý và sử dụng đất trồng lúa trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Sau khi nghe các thành viên Chính phủ thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: trong khi chờ có Luật Đất đai sửa đổi, tinh thần chung của Chính phủ kiến nghị Quốc hội là khi hết thời hạn giao đất, cho thuê đất vào năm 2013, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; người sử dụng đất được thực hiện đầy đủ các quyền theo pháp luật quy định trong đó có quyền được cầm cố, thế chấp…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện báo cáo này để trình Chính phủ trong Phiên họp Chính phủ tới.
Đề cập đến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Dự thảo Nghị định này theo hướng có kế thừa các quy định hợp lý; bổ sung quy định mới nhưng bảo đảm tính ổn định, không làm xáo trộn, bộ máy tinh gọn, hiệu quả; đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; trình Thủ tướng ký ban hành.
Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã xem xét, thảo luận các dự án Luật: Dự trữ quốc gia; Thư viện; Xuất bản (sửa đổi); Thủ đô; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao các bộ chức năng chủ trì soạn thảo phối hợp các bộ, ngành cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, sớm hoàn chỉnh các dự án Luật nêu trên để trình Quốc hội./.
Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - Myanmar  (20/03/2012)
Đưa quan hệ Việt Nam - Myanmar phát triển mạnh, sâu rộng  (20/03/2012)
Gia Vân, nhiều biện pháp nâng cao ý thức văn minh du lịch cho người dân  (20/03/2012)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên