Quan hệ Trung Quốc - ASEAN tốt sẽ mang lại lợi ích hai bên
22:00, ngày 03-03-2012
Nhân dịp sang dự cuộc họp Tham vấn Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 18, bà Phó Doanh, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn Trung Quốc tham dự cuộc họp đã trả lời phỏng vấn báo chí với nội dung như sau:
- Xin Thứ trưởng cho biết về kết quả Cuộc họp Tham vấn Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 18 và đánh giá về quan hệ ASEAN-Trung Quốc?
Bà Phó Doanh: Tại cuộc họp Tham vấn Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 18, tôi và các đồng nghiệp ASEAN đã trao đổi sâu sắc về thực hiện những nhận thức chung của Hội nghị kỷ niệm 20 năm Trung Quốc và ASEAN xây dựng quan hệ đối thoại vào năm ngoái, cũng như thúc đẩy hơn nữa hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực như xây dựng khu mậu dịch tự do, liên kết khu vực, hợp tác trên biển, xã hội nhân văn và đã đạt được những thành quả tích cực.
Từ lâu nay, Chính phủ Trung Quốc luôn coi việc tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác với ASEAN là nội dung quan trọng của chính sách ngoại giao khu vực. Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN và đã xây dựng quan hệ đối tác với tất cả các nước thành viên. Năm 2011, Trung Quốc và ASEAN kỷ niệm 20 năm xây dựng quan hệ đối thoại. Trong 20 năm qua, Trung Quốc và ASEAN đã hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy toàn diện hợp tác trên các lĩnh vực, thật sự đạt được mục tiêu “cùng thắng cùng có lợi.”
Lãnh đạo Trung Quốc và ASEAN thường xuyên trao đổi các chuyến thăm, tin cậy chính trị không ngừng được tăng cường. Hai bên đã xây dựng khu mậu dịch tự do lớn nhất giữa các nước đang phát triển, kim ngạch thương mại vượt qua 360 tỷ đôla Mỹ vào năm ngoái, tăng hơn 40 lần trong vòng 20 năm. Hiện nay, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của ASEAN, ASEAN là bạn hàng lớn thứ 3 của Trung Quốc.
Hai bên hợp tác trên hơn 20 lĩnh vực, đã cùng nhau xây dựng các diễn đàn hợp tác như Hội chợ Trung Quốc-ASEAN, Tuần giao lưu giáo dục, Trung tâm Trung Quốc-ASEAN... Hai bên cùng nhau thúc đẩy hợp tác đông Á, ứng phó với các thách thức to lớn như khủng hoảng tiền tệ quốc tế, dịch bệnh, thiên tai... Sự phát triển của quan hệ Trung Quốc và ASEAN không những mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai bên, mà còn thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh trong khu vực.
- Xin Thứ trưởng cho biết ý kiến về tình hình Châu Á?
Bà Phó Doanh: Hiện nay, tình hình khu vực và quốc tế đang diễn biến phức tạp và sâu sắc, nền kinh tế thế giới khó phục hồi lại trong thời gian ngắn, một số khu vực hay xảy ra những vụ việc xáo trộn. Trong khi đó, kinh tế châu Á phát triển nhanh chóng, chính trị xã hội nhìn chung là ổn định, quan hệ giữa các nước khá ổn định, hợp tác khu vực tràn đầy sức sống, vai trò trên trường quốc tế không ngừng tăng lên.
Châu Á đã đóng góp nguồn lực quý giá cho sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, sự ổn định và phát triển của châu Á ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm theo dõi. Châu Á là khu vực rất đa dạng, cục diện tốt đẹp hiện nay là kết quả mà các nước bình đẳng với nhau, hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết hợp tác. Các nước châu Á nên tìm mọi cách giữ gìn cục diện ổn định rất khó mới có được, thúc đẩy hợp tác khu vực theo phương thức châu Á, để cùng nhau thúc đẩy các nước châu Á tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn.
Nên hòa bình không nên chiến tranh, nên ổn định không nên rối loạn, nên hợp tác không nên đối kháng, nên phát triển bền vững không nên dừng chân tại chỗ, đó là tiếng nói chung của các nước châu Á. Phía Trung Quốc sẵn sàng cùng với các nước châu Á trong đó có Việt Nam, cùng nhau thúc đẩy thế kỷ 21 trở thành thế kỷ cùng sáng tạo, cùng hưởng, cùng thắng của các nước châu Á cũng như thế giới.
- Xin đồng chí đánh giá về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc?
Bà Phó Doanh: Đối với người dân Trung Quốc, Việt Nam là một nước có quan hệ gắn bó. Hai nước đã bên nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của mỗi nước, vun đắp nên mối tình hữu nghị quý báu.
Hiện nay, hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã thực hiện hòa bình lâu dài, công cuộc xây dựng đất nước của mỗi nước đã giành được thành tựu rõ rệt. Lãnh đạo cấp cao thường xuyên gặp gỡ, hai bên đã xây dựng nhiều cơ chế hợp tác, đi sâu trao đổi kinh nhiệm xây dựng Đảng và quản lý nhà nước, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục... giải quyết thuận lợi vấn đề biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, xây dựng nên quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, vốn đầu tư ra nước ngoài không ngừng tăng lên. Theo Quy hoạch phát triển 5 năm lần thứ 12, khoản vốn đầu tư đó sẽ đạt 100 tỷ đôla Mỹ, tổng kim ngạch nhập khẩu sẽ đạt 8000 tỷ đô-la Mỹ trong 5 năm tới. Việt Nam là láng giềng của Trung Quốc, có nền văn hóa gần nhau, giao thông thuận tiện, kinh tế tràn đầy sức sống, tiềm năng hợp tác hai bên rất to lớn.
Trung Quốc và Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đều đã giành được thành tựu phát triển được thế giới công nhận đồng thời chúng ta đứng trước những khó khăn và vấn đề tương tự, làm thế nào để tiếp tục phát triển là bài toán chung đối với chúng ta. Mối tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt là tài sản quý báu; kế thừa mối tình Trung-Việt hữu hảo và truyền tiếp cho thế hệ mai sau là trách nhiệm lịch sử mà thế hệ chúng ta phải gánh vác.
- Đồng chí nhìn nhận vấn đề Biển Đông như thế nào? Xin đồng chí cho biết, quan điểm của phía Trung Quốc về việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)?
Bà Phó Doanh: Lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần đạt được nhận thức chung quan trọng về xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông. Tôi cho rằng, hai bên cần quản lý và kiểm soát tốt những nhân tố tiêu cực, không để gây trở ngại cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Hai bên đã ký kết “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam” vào tháng 10 năm ngoái.
Trưởng đoàn đàm phán biên giới lãnh thổ cấp chính phủ hai nước vừa tổ chức cuộc gặp tại Bắc Kinh, lại đạt được tiến triển tích cực mới về thực hiện những nhận thức chung hữu quan, nhất trí thành lập nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và nhóm công tác về hợp tác trên biển trong những lĩnh vực ít nhạy cảm, đã thể hiện mong muốn và quyết tâm của hai bên là giải quyết thỏa đáng tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị, giữ gìn hòa bình và ổn định ở Biển Đông, phát triển quan hệ hai nước.
Tháng 1-2012, Hội nghị trưởng SOM Trung Quốc-ASEAN về thực hiện DOC đã tổ chức thành công tại Bắc Kinh. Các vị trưởng SOM của các nước đã trao đổi ý kiến thẳng thắn, sâu sắc và đi đến một loạt nhận thức chung. Hội nghị đánh giá cao việc Trung Quốc cung cấp vốn thành lập Quỹ hợp tác trên biển Trung Quốc-ASEAN; cho rằng, điều này sẽ đẩy mạnh tiến trình thực hiện DOC, thúc đẩy hợp tác trên biển Trung Quốc-ASEAN đi vào chiều sâu. Liên quan đến COC, phía Trung Quốc có thái độ tích cực về xây dựng COC, sẵn sàng trao đổi ý kiến với các nước ASEAN một cách chân thành và thẳng thắn vào thời gian thích hợp./.
Một số khách sạn, nhà hàng tiêu biểu của Ninh Bình  (03/03/2012)
Mô thức hành động của Mỹ ở Syria và Iran  (03/03/2012)
Kiên quyết lập trật tự vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội  (03/03/2012)
ASEAN-Trung Quốc cam kết thực hiện đầy đủ DOC  (03/03/2012)
Nghiên cứu kỹ việc sửa đổi mô hình viện kiểm sát  (02/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển