Mô thức hành động của Mỹ ở Syria và Iran
TCCSĐT - Thể hiện bề ngoài có thể khác nhưng trong thực chất, Mỹ có phần khá ngần ngại với trù tính khả năng can thiệp quân sự vào Syria và tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Mô thức hành động của Mỹ ở tại hai quốc gia này cho thấy, có sự khác biệt khá cơ bản trong quan điểm của đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama so với người tiền nhiệm.
Nếu như trước đây cựu Tổng thống G.Bush đã từng có "Học thuyết Bush" thì bây giờ Tổng thống B.Obama cũng có thể có "Học thuyết Obama". Nội dung chủ đạo của học thuyết này là Mỹ chỉ tính đến việc đơn phương can thiệp quân sự khi lợi ích của Mỹ bị ảnh hưởng trực tiếp. Chừng nào chưa đến mức độ như vậy thì chừng đó Mỹ còn và chỉ dựa vào những biện pháp hoặc hành động đa phương, được nhiều bên cùng quyết định và cùng thực hiện, trước hết trong khuôn khổ Liên hợp quốc.
Đó cũng là những bài học được Tổng thống B.Obama rút ra từ hai nhiệm kỳ của người tiền nhiệm. Đơn phương hành động theo phương châm "đa phương khi cần thiết và như cần thiết, đơn phương khi có thể và như có thể" đã không còn được người dân Mỹ vốn mệt mỏi bởi chiến tranh ở nơi xa chấp nhận nữa. Tốn kém về người và của đã đành song những mục tiêu đề ra cũng không đạt được như mong muốn. Vì vậy mà nước Mỹ dưới thời Tổng thống B.Obama, đã không còn đi đầu trong cuộc chiến tranh ở Libia nhưng sẵn sàng tìm mọi khả năng để tìm ra trùm khủng bố quốc tế Al-Qaeda Osama Bin Laden.
“Học thuyết Obama” với nội hàm như thế không có nghĩa là Mỹ sẽ không can thiệp quân sự vào Syria hay Iran. Vấn đề chỉ là khi nào và với những điều kiện nào mà thôi. Syria không phải là mối đe dọa trực tiếp tới an ninh của Mỹ. Việc thay đổi chính thể ở Syria không chỉ khó khăn hơn nhiều so với ở Libia mà còn có thể gây ra những tác động và hệ lụy khôn lường đối với trật tự chính trị an ninh ở cả khu vực. Lợi ích địa chiến lược của các đối tác bên ngoài tại đây lại khác nhau, đan xen và mang tính nguyên tắc. Mỹ ngần ngại với việc can thiệp quân sự và thậm chí cả với việc cung cấp vũ khi cho phe chống lại Chính phủ ở Syria. Mỹ chưa thể dễ quên bài học kinh nghiệm từ thời đứng đằng sau những lực lượng ở Afghanistan chống lại Liên Xô. Chính những lực lượng này sau đó đã dùng tiền và vũ khí của Mỹ để chống lại Mỹ. Cho nên, Chính quyền của Tổng thống B.Obama đã chủ trương dùng áp lực quốc tế để tạo sự thay đổi chính trị, tận dụng những khuôn khổ và diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc hay Liên đoàn Arập mà Hội nghị quốc tế mới rồi ở Tunis (Tunesia) là động thái mới nhất, để trừng phạt, bao vây và cô lập ban lãnh đạo Syria nhằm làm họ suy yếu đến mức bị sụp đổ.
Ở Iran có vấn đề hạt nhân và mối thâm thù từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Báo cáo mới đây nhất của CIA xác nhận không có bằng chứng về việc Iran chế tạo vũ khí hạt nhân và bom nguyên tử. Chính quyền của Tổng thống B.Obama ngần ngại vì chưa thể rõ ràng về mức độ bị đe dọa trực tiếp bởi chương trình hạt nhân của Iran. Chính vì vậy mà đến nay, Chính quyền của Tổng thống B.Obama vẫn thiên về đối sách là kết hợp các biện pháp trừng phạt, bao vây cấm vận Iran với đàm phán và những hoạt động chống phá bí mật.
Cũng vì cho rằng thời điểm chưa chín muồi và điều kiện chưa đủ để tiến hành tấn công quân sự Iran nên Mỹ không thể không lo ngại về khả năng Israel đơn phương tấn công quân sự Iran, khiêu khích Iran trả đũa và lôi kéo Mỹ vào tình thế dù muốn hay không cũng phải tham gia tấn công quân sự. Thời gian qua, Israel đặc biệt nhấn mạnh tới tiềm lực tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Iran cũng có chủ đích riêng là kích động Mỹ vì vũ khí ấy của Iran mới là một trong những khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của quốc gia hùng mạnh này./.
Kiên quyết lập trật tự vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội  (03/03/2012)
ASEAN-Trung Quốc cam kết thực hiện đầy đủ DOC  (03/03/2012)
Nghiên cứu kỹ việc sửa đổi mô hình viện kiểm sát  (02/03/2012)
Nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật  (02/03/2012)
Khai trương đường dây nóng ngoại giao Việt-Trung  (02/03/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên