ASEAN-Trung Quốc cam kết thực hiện đầy đủ DOC
19:59, ngày 03-03-2012
Từ ngày 1 đến 2-3, Cuộc họp Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 18 đã diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
Cuộc họp do Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Doanh đồng chủ trì.
Đây là cuộc họp thường niên trong khuôn khổ quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc nhằm kiểm điểm và bàn biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ đối thoại, hợp tác ASEAN-Trung Quốc.
Tại cuộc họp, hai bên đánh giá tích cực những kết quả đạt được trên nhiều lĩnh vực hợp tác như kinh tế, chính trị-an ninh, văn hóa-giáo dục… Cụ thể, Kế hoạch Hành động giai đoạn 2011-2015 thực hiện Tuyên bố chung Quan hệ đối tác ASEAN-Trung Quốc vì Hòa bình và Thịnh vượng đang được triển khai tích cực và hiệu quả. Đến nay, đã có 86 trong tổng số 175 dự án hợp tác giai đoạn 2011-2012 được hoàn tất.
Với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc được hình thành từ năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc đạt trên 350 tỷ USD năm 2011. Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, chiếm 11,6% kim ngạch thương mại của ASEAN với bên ngoài, trong khi đó ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc, chiếm gần 10% kim ngạch thương mại của Trung Quốc. Hai bên phấn đấu đạt được kim ngạch thương mại hai chiều bằng 500 tỷ USD vào năm 2015.
Cuộc họp cũng nhất trí ASEAN và Trung Quốc sẽ tích cực phối hợp thực hiện các dự án và hoạt động hợp tác trong Kế hoạch Hành động giai đoạn 2011-2015, triển khai các quyết định và kết quả của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 14 tại Bali tháng 11-2011.
Đáng chú ý, hai bên sẽ ưu tiên hợp tác về tăng cường kết nối, phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý thiên tai, khoa học công nghệ, thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc, tăng cường giao lưu nhân dân, du lịch... Trung Quốc khẳng định coi trọng quan hệ với ASEAN, tiếp tục hỗ trợ ASEAN trong liên kết khu vực và xây dựng cộng đồng, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi giải ngân khoản tín dụng bổ sung trị giá 10 tỉ USD nhằm hỗ trợ các dự án kết nối của ASEAN, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tăng đầu tư vào ASEAN, tăng cường hợp tác về khoa học, công nghệ, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai, xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống…
Tại cuộc họp, các nước ASEAN và Trung Quốc khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Cách Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC); duy trì đối thoại ở các cấp và tích cực phối hợp để triển khai bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC được thông qua tháng 7-2011; hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển Liên hợp quốc 1982 vì mục đích thúc đẩy an ninh, hòa bình và ổn định ở khu vực.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhấn mạnh ASEAN và Trung Quốc cần tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực hợp tác nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc, tích cực đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; khẳng định Việt Nam với tư cách là nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, sẽ nỗ lực cùng các nước ASEAN và Trung Quốc góp phần thúc đẩy quan hệ ASEAN-Trung Quốc ngày càng phát triển, trong đó có việc triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2015 và Tuyên bố DOC, vì hòa bình, hợp tác phát triển và xây dựng lòng tin ở khu vực.
Các nước ASEAN và Trung Quốc đánh giá cao vai trò tích cực và đóng góp hiệu quả của Việt Nam, với tư cách điều phối viên quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2009-2012. Các nước cũng chia sẻ những kết quả quan trọng đạt được trong 3 năm qua sẽ là cơ sở để tiếp tục đưa quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc phát triển lên một tầm cao mới, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực./.
Nghiên cứu kỹ việc sửa đổi mô hình viện kiểm sát  (02/03/2012)
Nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật  (02/03/2012)
Khai trương đường dây nóng ngoại giao Việt-Trung  (02/03/2012)
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản trình Quốc thư  (02/03/2012)
Việt Nam hoan nghênh sáng kiến vượt khó của UNESCO  (02/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển