Trả giá mới cho cơ hội mới
TCCSĐT - Gói cứu trợ tài chính mới được Bộ trưởng tài chính các nước thành viên EU sử dụng đồng tiền chung euro (Nhóm Euro) nhất trí thông qua đã giúp Hy Lạp trước mắt không bị vỡ nợ. Với khoản tiền mới có được là 130 tỉ euro, Hy lạp có được cơ hội mới để thóat ra khỏi khủng hoảng và gượng dậy sau khủng hoảng. Nhưng liệu có được như vậy không thì lại là chuyện khác vì hiện chưa ai trù liệu hết được tác động của cái giá mà Hy lạp đã phải trả để đổi lấy cơ hội này.
Lần đầu tiên trong lịch sử liên kết tiền tệ của EU có chuyện các thành viên phải bỏ ra nhiều tiền đến vậy để cứu thành viên khác không bị phá sản và đồng thời các chủ nợ của một thành viên Nhóm Euro xóa một phần nợ cho thành viên ấy. Mục tiêu được đề ra là giúp Hy Lạp lành mạnh hóa được nền tài chính ngân sách cho tới năm 2020 và từ năm 2014 lại tự có thể vay tiền được từ thị trường tài chính.
Vậy là gói cứu trợ mới này bao gồm hai phần: phần được các chủ nợ xóa nợ và phần viện trợ tài chính từ EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Hiện tại, Hy Lạp vay nợ khoảng 200 tỉ euro ở các nhà đầu tư và tài chính tư nhân dưới dạng trái phiếu nhà nước của Hy Lạp như các ngân hàng, hãng bảo hiểm, công ty đầu tư tài chính, chính phủ các nước khác.... Theo thỏa thuận trong gói cứu trợ này, các chủ nợ sẽ xóa 53,5% số nợ, phần còn lại được chuyển thành trái phiếu của Hy lạp và của Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) với lãi suất mới và thời hạn mới. Xóa một phần nợ như thế và viện trợ tài chính từ EU, ECB và IMF sẽ giúp Hy Lạp trang trải được mọi khoản nợ cần trang trải trong thời gian tới.
Kế hoạch là như vậy. Và cơ hội cho Hy lạp khởi đầu mới về tài chính đã được mở ra nhưng tính khả thi của gói cứu trợ hiện là cái quyết định mà lại chưa được đảm bảo. Chưa biết liệu tất cả các chủ nợ của Hy lạp có chấp nhận xóa bớt nợ cho Hy lạp hay không và chưa biết liệu chính phủ Hy Lạp có thực hiện đầy đủ những điều kiện được đặt ra cho Hy lạp hay không nhưng những điều kiện đó là tăng thu thuế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải tổ hệ thống lương hưu, giảm lương và giá cả, tiếp tục tư nhân hóa tài sản của nhà nước (cho tới năm 2015 phải thu về được ít nhất 19 tỉ euro), cắt bỏ 150.000 biên chế nhà nước, giảm 15% lương và thu nhập...
Tất cả những điều kiện ấy liên quan tới giới kinh tế và người dân, là chuyện đồng thuận hay phân cực trên chính trường, gắn kết hay phân hóa trong nội bộ xã hội. Thêm vào đó, Hy lạp sẽ mất chủ quyền trên thực tế cho EU về phương diện chính sách tài chính và ngân sách. Đó là cái giá rất đắt về mọi phương diện đối với Chính phủ và người dân ở Hy lạp. Không phải họ không biết điều đó nhưng họ đâu còn sự lựa chọn nào khác. Không chỉ có thuốc đắng mới dã tật mà còn có một thực tế là làm gì có ai được giúp mà chẳng phải làm gì./.
Các khoản nợ của Hy Lạp “có thể” được cứu nguy  (25/02/2012)
Việt Nam - Hoa Kỳ thúc đẩy việc nâng tầm hợp tác  (24/02/2012)
Tranh cử và tuyên cáo chính sách  (24/02/2012)
Những đồng tiền cay đắng  (24/02/2012)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay