Hà Nội cần trên 41.000 tỉ đồng thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống y tế
Chiều 24-2-2012, tại buổi gặp mặt của lãnh đạo thành phố Hà Nội với các giáo sư, bác sỹ chuyên gia đầu ngành nhân Ngày thầy thuốc Việt Nam (27-2), Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa thông qua Quy hoạch chung phát triển ngành y tế Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Để thực hiện Quy hoạch này, Thành phố dự trù nguồn kinh phí 41.380 tỉ đồng.
Mục tiêu của Quy hoạch trên là phát triển đồng bộ hệ thống y tế chuyên sâu và phổ cập trên địa bàn thành phố; giảm tỉ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen gìn giữ sức khỏe của nhân dân. Đồng thời đầu tư xây dựng các tổ hợp công trình y tế chất lượng cao tầm cỡ quốc tế, quốc gia tại 5 cửa ngõ Thủ đô; củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế.
Phấn đấu đạt tỉ lệ 20 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2015; 25 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2020 và 30 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2030... nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân Thủ đô, góp phần để Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao của quốc gia và khu vực.
Trước mắt, từ nay đến năm 2015, thành phố sẽ phải dành quỹ đất để xây dựng một số bệnh viện mới nhằm giảm mức quá tải bệnh nhân tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thủ đô.
Cụ thể, ở khu vực phía Bắc sẽ dành khoảng 15 ha tại huyện Mê Linh để xây dựng 1 bệnh viện quy mô 1.000 giường (500 giường đa khoa, 200 giường U bướu, 200 giường Tim mạch, 100 giường Nhi); khu vực phía Tây khoảng 15 ha tại Thạch Thất xây dựng 1 cụm bệnh viện 1.000 giường (500 giường đa khoa, 200 giường Tim mạch, 300 giường chuyên khoa Mắt); tại xã Song Phượng (huyện Đa Phượng) sẽ xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội với quy mô 500 giường trên diện tích 5ha; khu vực phía Đông khoảng 15 ha tại huyện Gia Lâm xây dựng 1 cụm bệnh viên quy mô 1.000 giường (500 giường đa khoa, 200 giường Bệnh phổi, 300 giường Y học cổ truyền); khu vực phía Nam khoảng 15 ha tại huyện Phú Xuyên sẽ có một cụm bệnh viện quy mô 1.000 giường (500 giường chuyên khoa truyền nhiễm, 350 giường chuyên khoa sản, 150 giường Tai Mũi Họng).
Hiện tại trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 32 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý; 9 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh thuộc các Bộ, ngành và 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa do Thành phố quản lý. Tuyến quận, huyện có 29 trung tâm y tế, 43 phòng khám đa khoa và 577/577 xã phường đều có trạm y tế; 23 bệnh viện tư nhân. Nếu tính số giường bệnh thực kê tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố hiện mới chỉ đạt 15 giường bệnh/10.000 dân. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tế hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu của nhân dân, đặc biệt là các xã ngoại thành./.
Việt Nam - Hoa Kỳ thúc đẩy việc nâng tầm hợp tác  (24/02/2012)
Tranh cử và tuyên cáo chính sách  (24/02/2012)
Những đồng tiền cay đắng  (24/02/2012)
CPI tháng 2-2012 tăng thấp trong 10 năm lại đây  (24/02/2012)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay