Báo chí tiếp tục đồng hành cùng tổ chức Công đoàn
14:01, ngày 08-02-2012
TCCSĐT - Sáng 09-02, Tổng Liên đoàn lao động Việt nam tổ chức gặp mặt các cơ quan, phóng viên báo chí, có sự cộng tác chặt chẽ với tổ chức Công đoàn trong công tác tuyên truyền về phong trào CNVCLĐ và hoạt động của tổ chức Công đoàn năm 2011 nhân dịp đầu Xuân Nhâm Thìn.
Sau khi biểu dương và chúc những lời tốt đẹp tới các cơ quan báo chí, các đồng chí phóng viên có sự cộng tác chặt chẽ với tổ chức Công đoàn và có nhiều đóng góp tích cực trong công tác tuyên truyền về phong trào CNVCLĐ và hoạt động của tổ chức Công đoàn năm 2011, đồng chí Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt nam đã nêu rõ:
Năm 2011, trước tác động của tình hình kinh tế khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp, đất nước ta đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. 2011 cũng là năm tình hình lao động và việc làm có nhiều biến động. Do nhiều dự án đầu tư phải đình hoãn, dãn tiến độ, cắt giảm đầu tư công nên tỉ lệ người thất nghiệp, không có việc làm tăng cao so với năm 2010. Trước sức ép cạnh tranh, nhiều DN phải cơ cấu sản xuất, sắp xếp lại lao động, dẫn đến một bộ phận CNLĐ mất việc làm; giá trị tiền lương thấp; có sự khác biệt lớn về lương, thưởng của người lao động ở các loại hình DN; số công nhân đăng ký xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng cao.
Với quyết tâm vượt qua thách thức, đổi mới về tổ chức, nội dung hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, nhất là việc chăm lo bảo vệ quyền lợi NLĐ, hoạt động công đoàn năm 2011 thu được kết quả rất đáng khích lệ. Nhìn lại năm qua, báo chí đã tập trung tuyên truyền nổi bật một số vấn đề sau:
Thứ nhất, báo chí đã tuyên truyền đậm nét, làm nổi bật vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCNLĐ. Năm 2011, TLĐ và CĐ các cấp đã tham gia xây dựng nhiều chính sách, luật có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ và tổ chức CĐ. Đặc biệt là Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), thông qua kênh thông tin của báo chí đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp cụ thể của các cán bộ, chuyên gia vào một số nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau. Chính thông tin trên báo chí đã giúp các đại biểu Quốc hội hiểu hơn về hoạt động của tổ chức Công đoàn, để từ đó thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với những nội dung phù hợp, có lợi cho người lao động Việt Nam nói chung và thuận lợi cho hoạt động của tổ chức Công đoàn nói riêng. Ban soạn thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã từng bước tiếp thu ý kiến của TLĐ tham gia vào những nội dung có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người lao động. Hai dự thảo Luật đã được kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XIII thảo luận cho ý kiến và dự kiến thông qua vào kỳ họp thứ ba (tháng 5-2012). Qua theo dõi, Tổng Liên đoàn nhận thấy có nhiều bài viết có chất lượng về sự kiện này như các bài viết trên Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân Dân, TTXVN, Báo điện tử Đảng cộng sản, Báo Người đại biểu nhân dân, Báo Đại đoàn kết, Báo Lao động, Báo Người lao động… và các phóng sự trên Đài THVN, Đài TNVN, Đài PTTH Hà Nội.
Báo chí đã thông tin về việc chia sẻ với những khó khăn chung của doanh nghiệp, các cấp Công đoàn đã chủ động triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ công nhân, viên chức, lao động theo tinh thần chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch TLĐ và Nghị quyết số 11của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Tham gia kiến nghị với Chính phủ điều chỉnh tiền lương tối thiểu sớm và một số chính sách như miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, chủ nhà trọ không tăng giá nhà, doanh nghiệp dịch vụ bữa ăn giữa ca, nhà trẻ, mẫu giáo tư; Tăng mức chịu thuế thu nhập cá nhân, hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp có sử dụng từ 30 lao động trở lên…
Trước khó khăn của người lao động do lạm phát, Tổng LĐLĐVN đã kịp thời kiến nghị Chính phủ ban hành chế độ phụ cấp cho người lao động có thu nhập thấp. Công đoàn nhiều địa phương đã chủ động vận động chủ DN tăng tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền phụ cấp cho CNLĐ... Tại các DNNN phải sắp xếp lại (điển hình là Tập đoàn Vinashin), Công đoàn đã chủ động tham gia bảo đảm việc làm cho CNLĐ và thực hiện đầy đủ chính sách với người lao động dôi dư. Thời gian qua, các cấp Công đoàn đã phối hợp với cơ quan BHXH khởi kiện nhiều DN nợ đọng BHXH thu được kết quả khá tốt.
Thứ hai, báo chí đã quan tâm tuyên truyền về các hoạt động xã hội của Công đoàn. Trong năm 2011, bên cạnh việc thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động, hoạt động xã hội của tổ chức Công đoàn còn tập trung hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho công nhân, viên chức, lao động có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách... Qua đó đã góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Kết quả, trong năm 2011 đã quyên góp ủng hộ được 266 tỷ đồng thông qua Chương trình “Nối vòng tay lớn – Vì người nghèo”.
Ngay trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, Lãnh đạo Tổng Liên đoàn đã đi thăm và tặng quà CNLĐ nghèo, khó khăn. Các cấp công đoàn đã tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho công nhân, viên chức, lao động, đặc biệt là công nhân, lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công nhân, lao động sống tại các khu nhà trọ không có điều kiện về quê ăn tết. Lãnh đạo Công đoàn các cấp đã trực tiếp thăm hỏi, tặng quà, tặng vé xe, tổ chức nhiều hoạt động cho công nhân, lao động không có điều kiện về quê, bị mất việc làm, không có lương, thưởng Tết... tạo thêm sự gắn bó giữa công nhân và tổ chức Công đoàn.
Tết năm nay, chỉ riêng ở TP HCM đã có gần 392.000 CNVCLĐ được chăm lo Tết với số tiền gần 410 tỉ đồng. Những việc làm này hết sức thiết thực và có ý nghĩa trong bối cảnh năm 2011. Đáng nói là hoạt động ấy của tổ chức Công đoàn đã nhận được sự đồng thuận của cả xã hội: từ cấp ủy, chính quyền, các DN, các nhà hảo tâm… đều chung tay để chăm lo, san sẻ với CNLĐ nghèo. Đây là một nét đẹp của hoạt động Công đoàn góp phần chăm lo cho người lao động, ổn định quan hệ lao động và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Một trong những hoạt động nổi bật của tổ chức Công đoàn là “Chương trình Tấm lưới nghĩa tình”, ủng hộ Nghiệp đoàn Nghề cá và ngư dân do TLĐLĐVN lần đầu tiên phát động đã thu được kết quả tốt. Đến cuối năm 2011, Chương trình đã nhận được số tiền ủng hộ hơn 3,680 tỷ đồng. Đây là việc làm có ý nghĩa xã hội sâu sắc và cũng là trách nhiệm của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá nói riêng và ngư dân Việt Nam nói chung.
Thứ ba, báo chí đã tuyên truyền làm phong phú, sinh động về hoạt động của “Tháng Công nhân”. Đây là lần đầu tiên Tổng LĐLĐVN phát động “Tháng công nhân” nhân dịp Ngày Quốc tế Lao động 1-5, đã thu hút đông đảo CNVCLĐ tham gia và mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều ngành, địa phương khi hưởng ứng đã tổ chức những hoạt động tạo dấu ấn tốt với NLĐ như: “Cùng CN vượt khó”, “Chăm lo đời sống CN”... nhằm chia sẻ khó khăn với CNLĐ.
Các báo của hệ thống Công đoàn như Lao động, báo Người Lao động, Lao động Thủ đô… thường xuyên cập nhật tin, bài, phản ánh sâu sắc, toàn diện và phong phú các hoạt động tại cơ sở. Đặc biệt Báo Lao động đăng tải nhiều bài viết chất lượng và ấn tượng về “Tháng Công nhân”. Đài truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đã truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 125 năm ngày Quốc tế Lao động 1-5 và phát động “Tháng Công nhân” năm 2011, xây dựng và phát sóng phóng sự tuyên truyền về “Tháng Công nhân”. Các cơ quan báo chí ngoài hệ thống Công đoàn dành sự quan tâm tuyên truyền về sự kiện này và phản ánh đậm nét các hoạt động của Tháng công nhân năm 2011 do Tổng Liên đoàn tổ chức và phát động, như các cơ quan báo chí: Báo Điện tử Đảng Cộng sản, Báo Nhân Dân, Thông tấn xã, Hà Nội mới, Báo Đại đoàn kết, Báo Sài Gòn giải phóng, Báo Công an nhân dân, Tiền phong, Đài PTTH Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân… Chuyên mục “Lao động & Công đoàn” trên sóng VTV1 – Đài THVN đã phản ánh nhiều chuyên đề về đời sống, việc làm, những chính sách liên quan đến người lao động được đông đảo CNVCLĐ quan tâm.
Việc thực hiện Quyết định số 31 của Thủ tướng Chính phủ về “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và các quy định pháp luật có liên quan cho công nhân, lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” được các cấp Công đoàn triển khai với nhiều hình thức. Qua đó, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng đối với người lao động và người sử dụng lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ tư, báo chí đã tuyên truyền cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, lao động giỏi, lao động sáng tạo chào mừng thành công của Đại hội Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII. Từ các phong trào thi đua do tổ chức Công đoàn phát động đã có hàng trăm công trình, sản phẩm, hàng ngàn sáng kiến, sáng tạo được thực hiện góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.
Về sự hợp tác giữa TLĐLĐVN và các cơ quan báo chí năm 2012, đồng chí Hoàng Ngọc Thanh nêu rõ: Năm 2012 là một năm quan trọng và có ý nghĩa với tổ chức Công đoàn: Quốc hội khoá XIII sẽ thông qua Luật Công đoàn và Bộ Luật lao động (sửa đổi). Đây cũng là thời điểm các cấp Công đoàn trong cả nước chuẩn bị cho đại hội Công đoàn các cấp và hướng tới Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, chuẩn bị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 20 của Đảng, Tổng Liên đoàn mong muốn và tin tưởng báo chí sẽ tiếp tục đồng hành cùng tổ chức Công đoàn, tuyên truyền cổ vũ 5 nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn:
Một là, tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác tham gia xây dựng pháp luật, chính sách có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ và đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý, kiểm tra, giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, CNVCLĐ. Tiếp tục nghiên cứu tham gia hoàn thiện các chính sách có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ, đặc biệt là xây dựng Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) và Luật Công đoàn (sửa đổi). Đồng thời, chủ động trong việc tham gia vào việc xây dựng các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành hai Luật trên. Đề án cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2013 – 2020; Chính sách xây dựng nhà ở cho công nhân thuê; tham gia sửa đổi Hiến pháp 1992; tham gia xây dựng các quy định về cơ chế quản lý, mô hình tổ chức, chính sách tiền lương... trong quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN theo Chỉ thị 03 ngày 17-1-201 của Thủ tướng Chính phủ...
Việc Quốc hội khoá XIII, Kỳ họp thứ 3 (vào tháng 5-2012) thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng với tổ chức Công đoàn trong mấy chục năm tới. Chính vì vậy, TLĐ rất kỳ vọng và trân trọng đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục ủng hộ, tuyên truyền mạnh và đậm nét về các nội dung của Luật Công đoàn (sửa đổi) để giúp các đại biểu Quốc hội hiểu rõ hơn về hoạt động của tổ chức Công đoàn, để từ đó Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với những nội dung phù hợp, có lợi cho người lao động Việt Nam và thuận lợi cho hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục. Tiếp tục mở đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong CBCNVCLĐ và các cấp Công đoàn trong cả nước nghiên cứu học tập Nghị quyết TW 3 và Nghị quyết TW 4 đến mỗi cấp Công đoàn. Vận động CBCNVCLĐ tích cực tham gia xây dựng Đảng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển đảng trong công nhân, lao động. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lao động cho người lao động khu vực ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài theo Đề án 31 của Thủ tướng, củng cố, phát triển các tổ tự quản CNLĐ, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá.
Ba là, tích cực tổ chức các phong trào thi đua. Tổ chức phát động và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua nhân dịp diễn ra các sự kiện lịch sử, chính trị trọng đại của đất nước, tổ chức vận động CNVCLĐ đăng ký thực hiện phần việc, công trình chào mừng. Đặc biệt phát động phong trào thi đua trên các công trình trọng điểm quốc gia như thi đua liên kết trên công trình thuỷ điện Lai Châu...
Bốn là, đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở; quan tâm hơn công tác tổ chức, cán bộ ở các cấp công đoàn. Chỉ đạo đại hội Công đoàn cấp cơ sở, cấp trên cơ sở hướng tới Đại hội XI Công đoàn Việt Nam.
Năm là, tổ chức hiệu quả “Tháng Công nhân” năm 2012 gắn với việc sơ kết thực hiện Nghị quyết 20 của Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” và đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong CNVCLĐ theo tinh thần Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị.
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên, một trong các công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện được Đoàn Chủ tịch TLĐ đề ra là: Hoạt động Công đoàn cần hướng nhiều hơn về cơ sở, cán bộ Công đoàn nắm chắc cơ sở, sát người lao động, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của họ, giúp cơ sở giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Công đoàn cấp trên lựa chọn những việc trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện có hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét trong hoạt động Công đoàn các cấp.
Để công tác tuyên truyền trên báo chí về các hoạt động của tổ chức Công đoàn đạt hiệu quả thiết thực, đồng chí Hoàng Ngọc Thanh nói rõ, về phía Tổng Liên đoàn sẽ luôn cộng tác chặt chẽ với báo chí, sẵn sàng cung cấp thông tin tới các nhà báo, đề nghị các cơ quan báo chí thường xuyên ủng hộ và chia sẻ với các hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Các đại biểu đại diện cho các báo, tạp chí được mời tham dự đã phát biểu thể hiện quyết tâm đồng hành cùng Tổng Liên đoàn lao động và tổ chức Công đoàn các cấp làm tốt công tác tuyên tuyền về phong trào CNVCLĐ và hoạt động của tổ chức Công đoàn năm 2012 đạt kết quả tốt đẹp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và tổ chức Công đoàn các cấp trong thời gian tới./.
Tạp chí Cộng sản số 832 (2-2012)  (08/02/2012)
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân thăm và làm việc tại Hà Nam  (07/02/2012)
Ngành tuyên giáo cần chú trọng giáo dục lý luận  (07/02/2012)
Bộ trưởng Ngoại giao thăm Brunei Darussalam  (07/02/2012)
Tăng phối hợp phát huy dân chủ trong đời sống  (07/02/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên