Mục lục Tạp chí Cộng sản số 800 (6-2009)
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Nguyễn Sinh Hùng - Chuẩn bị điều kiện cho tăng trưởng nhanh và bền vững khi kinh tế toàn cầu hồi phục
Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn và thách thức. Sự suy thoái ngày càng sâu của kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến thị trường hàng hóa xuất khẩu, thị trường vốn và hoạt động du lịch của nước ta. Ở trong nước, lạm phát cao cùng với suy giảm sản xuất công nghiệp và xây dựng cuối năm 2008 kéo dài sang những tháng đầu năm 2009 đã làm trầm trọng thêm những khó khăn, yếu kém vốn có của nền kinh tế.
Nguyễn Quốc Triệu - Tăng cường phát triển y tế tuyến cơ sở
Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân là trách nhiệm của Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các cấp, toàn dân và của toàn xã hội; trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn kỹ thuật. Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phải được duy trì thường xuyên theo nghĩa “phòng bệnh hơn chữa bệnh”; mắc bệnh thì được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời. Với mạng lưới rộng khắp, gần dân, y tế tuyến cơ sở có khả năng làm tốt việc này.
Đỗ Quý Doãn - Công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản và những định hướng lớn trong thời gian tới
Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, làm tốt công tác chỉ đạo, quản lý báo chí chính là tạo lập cơ sở, điều kiện cho báo chí phát triển theo xu hướng tích cực, bảo đảm tính khoa học về số lượng, hình thức, chất lượng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Vương Đình Huệ - Vai trò của kiểm toán nhà nước trong việc nâng cao hiệu lực quản lý chi tiêu công
Cùng với sự tiến bộ của nền kinh tế toàn cầu và khu vực, chi tiêu công ngày càng có vai trò quan trọng trong thực hiện điều tiết vĩ mô của nhà nước. Tuy nhiên, xu hướng tăng liên tục của chi tiêu công trên thế giới cũng như ở nước ta cùng với những chỉ trích, đánh giá thấp tác động tích cực của nó đặt ra yêu cầu phải quản lý chi tiêu công ngày càng tốt hơn.
Trần Ngọc Hiên - Đặc điểm mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt Nam - Vấn đề và giải pháp
Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị luôn luôn là vấn đề quan trọng nhất của các cuộc cải cách và phát triển. Xử lý mối quan hệ này như thế nào là thước đo tầm vóc của đảng cầm quyền về đối nội cũng như đối ngoại. Lịch sử cho thấy mối quan hệ kinh tế và chính trị trong cải cách phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong nước và chịu tác động ngày càng tăng của những biến đổi trên thế giới, nhất là ở giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Sinh Cúc - Sản xuất nông nghiệp - yếu tố nền tảng của sự ổn định và kích cầu tiêu dùng
Trong phiên giao ban trực tuyến với 63 tỉnh, thành ngày 31-3-2009 bàn việc tập trung kích cầu tiêu dùng cho thị trường nông thôn, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu là nhóm giải pháp gốc. Trong đó cần quyết liệt chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, đây là nền tảng cho sự ổn định, kích cầu tiêu dùng, không để dịch bệnh tràn lan ở vật nuôi, cây trồng, không để tái diễn tình trạng “trúng mùa rớt giá”, người làm lúa có lãi trung bình khoảng 30%”. Đó là chủ trương hoàn toàn đúng. Vì vậy, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ có ý nghĩa rất quan trọng.
Đặng Kim Sơn - Để nông dân vươn lên trong quá trình công nghiệp hóa, thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường
Nhìn lại những ngày đầu của công cuộc đổi mới, chính những sáng kiến của người nông dân là cơ sở dẫn tới bước đột phá về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, mở ra cục diện mới phát triển đất nước. Ngay cả trong những thời điểm đất nước gặp khó khăn nhất, nông nghiệp và kinh tế nông thôn vẫn có mức tăng trưởng đều và là nhân tố tạo sự bình ổn cho kinh tế - xã hội nước nhà. Làm gì để tổ chức người nông dân tiếp tục vươn lên trong quá trình công nghiệp hóa, thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường là điều cần phải tiếp tục nghiên cứu...
Vũ Tiến Dũng - Tăng cường mối Quan hệ Nông dân - doanh nhân ở Việt Nam hiện nay
Nhìn đại thể, quan hệ giữa nông dân và doanh nhân Việt Nam chưa thực sự gắn kết, còn nhiều bất cập. Bài viết này phân tích những tồn tại, và bước đầu nêu hướng giải quyết những bất cập đó, nhằm góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa hai lực lượng này trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta.
Quách Đức Pháp - Các giải pháp quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu
Trong tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, cần điều hành chính sách tài chính linh hoạt nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kịên cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu. Điều quan trọng là kiểm soát chặt chẽ chi tiêu, thực hiện tốt gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng vào những dự án có hiệu quả, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, kiềm chế bội chi ngân sách nhà nước.
Trần Thanh Lâm - Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế: Dự báo và giải pháp
Biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu là một nguy cơ, có thể trở thành thảm họa cho nhân loại do sự tác động của nó tới những yếu tố cơ bản của cuộc sống con người trên toàn thế giới. Hàng trăm triệu người có thể lâm vào cảnh đói nghèo, thiếu nước, lũ lụt, hạn hán... Vì vậy, nghiên cứu BĐKH để có những giải pháp ứng phó là điều cần thiết.
Chu Thái Thành - Bảo vệ môi trường - yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ mới
Ngày 21-1-2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 29-CT/W về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX "Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Chỉ thị của Ban Bí thư đã đặt ra nhiều nhiệm vụ mới, nhấn mạnh nhiều quan điểm mới, sâu sắc, có ý nghĩa chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường trong suốt thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
Nguyễn Tấn Hưng - Bình Phước trên đường đổi mới
Từ một tỉnh nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển, sau 12 năm tái lập, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm tăng từ 12% đến 14%, tổng thu ngân sách nhà nước vượt ngưỡng 1.500 tỉ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 14,88 triệu đồng, tương đương 892 USD. Sau hơn nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (2005 - 2010), Bình Phước tiếp tục gặt hái được những thành tựu đáng phấn khởi.
Nguyễn Thái Bình - Trà Vinh vượt qua khó khăn thách thức, tiếp tục phát triển bền vững
Qua nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, kinh tế - xã hội Trà Vinh tiếp tục phát triển, nông nghiệp, nông thôn Trà Vinh thật sự có khởi sắc, chất lượng cuộc sống của đại bộ phận tầng lớp dân cư, nhất là của nông dân được cải thiện đáng kể.
Lê Thành Quân - Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng
Đảng bộ Sóc Trăng có 14 đảng bộ trực thuộc (10 đảng bộ huyện, thành phố và 4 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy) với 513 tổ chức cơ sở đảng; trong đó, có 182 đảng bộ cơ sở, 331 chi bộ cơ sở; số chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở là 2.064. Toàn Đảng bộ có 24.145 đảng viên, trong đó, có 2.915 đảng viên người dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 12,07% tổng số đảng viên.
Lê Danh Vĩnh - Ngành công thương đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đực Hồ Chí Minh”
Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7-11-2006 của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngành công thương xác định: “Phải nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn ngành, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng”.
Hồ Đức Phớc - Nghệ An tập trung phát triển công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn
Nghệ An có vị trí địa - kinh tế quan trọng trong giao lưu kinh tế Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An cũng là tỉnh có đầy đủ tiềm năng và thế mạnh để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn làm giàu cho địa phương và góp phần cùng cả nước phấn đấu về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Đàm Kiến Lập - Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn ở An Giang
Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân An Giang đã tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, hình thành một nền nông nghiệp đa dạng, đạt trình độ thâm canh khá cao, với 3 nhóm sản phẩm chủ lực là lúa, cá da trơn và hoa màu. Từ thực tiễn của An Giang, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý cho các địa phương trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Trần Hữu Ứng - Đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức và tội phạm xuyên quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế
Những loại tội phạm nguy hiểm nào sẽ nổi lên khi Việt Nam gia nhập WTO? Cơ quan bảo vệ pháp luật cần có biện pháp gì để ngăn chặn sự phát triển của chúng, làm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do chúng gây ra, góp phần đưa công cuộc đổi mới đến thắng lợi?... Đó là những thử thách mà những người được nhân dân giao phó nhiệm vụ bảo vệ pháp luật và sự bình yên cho đất nước phải tâm huyết và nỗ lực tìm được câu trả lời xác đáng.
Hoàng Văn Tiến - Về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em
Trong những năm qua, trẻ em của chúng ta đã được cải thiện đáng kể về thể chất và trí tuệ, được tiếp tục tạo điều kiện tốt hơn để hưởng các quyền cơ bản của mình. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã góp phần bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước và đóng góp vào sự thành công của công cuộc đổi mới.
THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Nguyễn Đức Độ - Kinh tế thế giới năm 2009: Những thách thức trên con đường phục hồi
Mặc dù niềm tin kinh tế thế giới sẽ chấm dứt giai đoạn suy thoái vào nửa cuối của năm 2009 ngày càng được củng cố, nhưng không mấy người dám kỳ vọng vào một sự phục hồi nhanh chóng theo mô hình kiểu chữ “V”. Nền kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với những thách thức to lớn trong quá trình phục hồi như tăng trưởng tiêu dùng chậm, lãi suất tăng cao do lạm phát và thâm hụt ngân sách. Phần còn lại của thế giới sẽ phải đối mặt với những khó khăn về xuất khẩu, trong đó các nước đang phát triển sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt USD để đầu tư cũng như trả nợ. Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Hà Mỹ Hương - Nước Nga “hậu Xô viết”: Phân tích và dự báo
Gần hai mươi năm đã qua kể từ ngày Liên bang Nga - "nước Nga mới", nước Nga “hậu Xô viết” - bước lên vũ đài quốc tế không chỉ với tư cách một quốc gia độc lập, có chủ quyền, được cộng đồng thế giới thừa nhận, mà còn với tư cách "quốc gia kế tục Liên Xô". Qua bao thăng trầm, Liên bang Nga giờ đây dường như đã hội tụ đầy đủ các yếu tố làm nên sức mạnh của một cường quốc thời kỳ "hậu Xô Viết". Vậy vị thế nào cho quốc gia này trên trường quốc tế trong những thập niên đầu thế kỷ XXI?
Hoàng Thị Thanh Nhàn - Vai trò quản trị toàn cầu trước những thách thức hiện nay
Những nguy cơ đe dọa sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu đang được nhận thức như thách thức toàn cầu. Để vượt qua những thách thức này, tất cả các quốc gia bất kể giàu nghèo, cần định vị quản trị quốc gia trong tư duy quản trị toàn cầu. T. G. Uết (2005) định nghĩa: “Quản trị toàn cầu là những nỗ lực tổng thể nhằm xác định, hiểu rõ và giải quyết những vấn đề (rủi ro) bao trùm thế giới mà một quốc gia riêng lẻ dù hùng mạnh đến đâu cũng không thể giải quyết một cách hiệu quả”.
Văn Hòa - Liên minh cơ đốc giáo trong “đại liên minh” cầm quyền ở Đức
Từ sau bầu cử Nghị viện trước thời hạn (tháng 9-2005), Liên minh Cơ đốc giáo (CDU-CSU) hiện cùng với Đảng Dân chủ xã hội (SPD) tạo thành “đại liên minh” cầm quyền ở Đức. Đây là lần thứ hai trong lịch sử nước này, hai chính đảng được coi là “kỳ phùng địch thủ” buộc phải liên kết với nhau để cầm quyền (lần liên kết thứ nhất kéo dài từ năm 1966 đến 1969). Liên minh Cơ đốc giáo là kết quả của sự liên kết giữa hai đảng trung hữu có bề dày lịch sử trên chính trường nước Đức. Đó là Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU)./.
Ngày quốc tế phòng chống lạm dụng và buôn lậu ma túy 26-6  (26/06/2009)
Đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức và tội phạm xuyên quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế  (26/06/2009)
Ngày quốc tế phòng chống lạm dụng và buôn lậu ma túy 26-6  (26/06/2009)
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là không có cơ sở, can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam  (26/06/2009)
Bài học từ những sai lầm trong quản lý hệ thống tài chính  (26/06/2009)
Bài học từ những sai lầm trong quản lý hệ thống tài chính  (26/06/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm