Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần từ ngày 7-6 đến ngày 13-6-2010
Ngày 7-6-2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Diễn đàn Kinh tế thế giới về Ðông Á 2010 lần thứ 19 đã kết thúc tốt đẹp với 20 phiên họp gồm 5 phiên toàn thể, 10 phiên thảo luận và các phiên kết hợp song song xoay quanh chủ đề "Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển toàn cầu". Toàn bộ các cuộc thảo luận đều được trao đổi, với cách đặt vấn đề xuyên suốt và toàn diện về việc châu Á sẽ dẫn đầu thế nào; vai trò ngày càng quan trọng của châu Á trong nền quản trị toàn cầu; mối liên kết giữa các nước châu Á; Mô hình tăng trưởng châu Á sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998; vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu và lĩnh vực nông nghiệp; Về kích cầu trong nước; những vấn đề tài chính ngân hàng và kinh nghiệm của các nước châu Á trong việc triển khai hiệu quả các gói kích cầu mà đảm bảo không để xảy ra tình trạng bong bóng nổ; vai trò của lớp trẻ trong thời kỳ hiện nay; làm thế nào xử lý sự đa dạng và khác biệt về giá trị các hệ thống, chính trị, tôn giáo, xã hội; sự hợp tác song phương đa phương trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài...WEF Ðông Á cũng dành thời gian bàn về "Vai trò lãnh đạo và tăng trưởng trong khu vực Mê Kông với sự tham gia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng các nước Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Lào, trao đổi về tiềm năng hợp tác, sự phối hợp đa phương và song phương. Mối liên kết giữa khu vực Mê Kông với các nước ngoài khu vực.
2. Khu vực đồng tiền châu Âu kết nạp thành viên mới
Ngày 7-6-2010, các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiên chung châu Âu đã nhất trí kết nạp Ét-xtô-ni-a làm thành viên thứ 17 kể từ từ ngày 1-1-2011. Chủ tịch khối các nước sử dụng đồng ơ-rô (Eurozone) Gin Clau-đơ Giăng-cơ (Jean-Claude Juncker) khẳng định: khu vực đồng tiên chung châu Âu đã chấp thuận Ét-xtô-ni-a trở thành thành viên của Khối, khi xét những nỗ lực đáng kể của quốc gia này nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chung của Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Ét-xtô-ni-a là một hình mẫu ở châu Âu về việc tôn trọng các quy định trong Hiệp ước ổn định và tăng trưởng của châu Âu. Bất chấp cuộc khủng hoảng nợ công ở một số nước thuộc khu vực đồng ơ-rô có thể gây hiệu ứng "đô-mi-nô", việc kết nạp quốc gia nhỏ bé vùng Ban-tích vào Khu vực đồng tiền chung châu Âu chứng tỏ Khu vực này vẫn còn một tương lai tươi sáng phía trước.
3. Hội nghị thượng đỉnh CICA lần thứ 3
Từ ngày 7 đến ngày 8-6-2010, tại thành phố I-xtan-bun, Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn quốc tế “Hội nghị về phối hợp hành động và các biện pháp củng cố lòng tin ở châu Á” (gọi tắt là CICA) lần thứ 3. Hơn 50 đoàn đại biểu với nhiều vị nguyên thủ, Thủ tướng, Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao, lãnh đạo các tổ chức quốc tế đã đến tham dự Hội nghị. Với chủ đề “Thiết lập cách tiếp cận tập thể về an ninh tại châu Á”, các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên CICA đều nhất trí cho rằng trong bối cảnh tình hình hiện nay, các nước châu Á cần tăng cường đoàn kết, phối hợp hơn nữa các nỗ lực chung, đẩy mạnh hội nhập, liên kết khu vực và liên khu vực, tăng cường các hình thức ngoại giao đa phương nhằm đáp trả hiệu quả những thách thức đối với an ninh khu vực, kiên trì thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin, giải trừ quân bị, tăng cường đối thoại và giao lưu văn hóa, hợp tác nhân đạo. Trong Tuyên bố chung của Hội nghị, lãnh đạo các quốc gia thành viên của Diễn đàn đã thống nhất các quan điểm về việc phối hợp và tạo dựng lòng tin giữa các quốc gia thành viên trong việc đối phó với các vấn đề đe dọa đến an ninh khu vực như: chống phổ biến vũ khí hạt nhân, khủng bố, khắc phục thảm họa do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thiên tai, dịch bệnh cũng như tăng cường hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa vì sự phát triển và hòa bình tại châu Á cũng như trên toàn thế giới.
Ngày 8-6-2010, tại thủ đô Li-ma của Pê-ru, cuộc họp Đại hội đồng Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) lần thứ 40 đã kết thúc. Với chủ đề "Hòa bình, An ninh và Hợp tác," trong ba ngày họp, Hội nghị OAS lần thứ 40 đã bàn về cơ chế kiểm soát vũ khí của các nước trong khu vực, hoàn thiện hiến chương, vấn đề giảm nghèo đói, cứu trợ thảm họa... 33 trên tổng số 35 nước thành viên OAS, trừ Cu-ba và Ôn-đu-rát, đã cử đại biểu tham dự. Tại cuộc họp, các nước thành viên OAS đã thông qua tuyên bố ủng hộ quan điểm của Ác-hen-ti-na kêu gọi Anh ngồi vào bàn đàm phán về chủ quyền của quần đảo Man-vi-nát (Malvinas), tên tiếng Anh là Falklands, mà hiện tại hai nước cùng tuyên bố chủ quyền. OAS chia sẻ quan điểm tiếp tục duy trì Mỹ La-tinh là khu vực không vũ khí hạt nhân. Vấn đề tái kết nạp Ôn-đu-rát được đề cập trong phiên họp chính thức nhưng không được đưa vào chương trình nghị sự, bởi đa số các nước Mỹ La-tinh không công nhận Chính phủ Ôn-đu-rát hiện nay vì cho rằng cuộc bầu cử tổng thống vừa qua tại quốc gia này là không hợp hiến. Hiện tại, các nước thành viên của OAS vẫn bất đồng về việc tái kết nạp ngay lập tức Ôn-đu-rát hay không.
6. Hội nghị cấp cao về hỗ trợ và biện pháp xây dựng niềm tin ở châu Á
Ngày 8-6-2010, tại I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ) đã diễn ra phiên họp cấp cao lần thứ 3 của Hội nghị về hỗ trợ và biện pháp xây dựng niềm tin ở châu Á. Tham dự Hội nghị có 15 vị lãnh đạo đứng đầu chính phủ các nước thành viên tổ chức và 7 nước quan sát viên. Các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung trao đổi vấn đề hạt nhân I-ran, tình hình I-rắc, triển vọng khắc phục xung đột tại Trung Đông và một số vấn đề khu vực cũng như hợp tác nội khối. Tại Hội nghị này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bàn giao trách nhiệm Chủ tịch Hội nghị nhiệm kỳ 2010-2012 cho Ca-dắc-xtan. Ý tưởng thành lập Hội nghị về hỗ trợ và các biện pháp xây dựng niềm tin ở châu Á do Ca-dắc-xtan khởi xướng năm 1992 tại Phiên họp lần thứ 47 Đại Hội đồng Liên hợp quốc. Hội nghị này kêu gọi giải quyết những vấn đề chủ chốt của khu vực châu Á và ủng hộ sự hợp tác phát triển ổn định giữa các nước thành viên. Hiện nay có 20 nước tham gia tổ chức này. Phiên họp cấp cao Hội nghị về hỗ trợ và biện pháp xây dựng niềm tin ở châu Á lần thứ nhất và lần thứ 2 diễn ra trong các năm 2002 và 2008, và đều được tổ chức tại thành phố An-ma A-ta của Ca-dắc-xtan.
6. Trung Quốc và U-dơ-bê-ki-xtan ký kết nhiều văn kiện quan trọng
Ngày 9-6-2010, tại thủ đô Ta-sken của U-dơ-bê-ki-xtan, tại cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống nước chủ nhà Ca-ri-mốt đã đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác song phương. Theo đó, hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì các chuyến thăm cấp cao, tăng cường tin cậy lẫn nhau; nhất trí thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực: năng lượng, phi tài nguyên, công nghệ cao, văn hóa, giáo dục… Hai bên nhấn mạnh, sẽ tăng cường phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Sau hội đàm, nguyên thủ hai nước Trung Quốc và U-dơ-bê-ki-xtan đã ký Tuyên bố chung về phát triển toàn diện, sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác hữu nghị song phương; chứng kiến lễ ký nhiều văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực: kinh tế - thương mại, đầu tư, năng lượng, phi tài nguyên, tài chính….
7. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua lệnh trừng phạt mới đối với I-ran
Sau những nỗ lực vận động của Mỹ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm cả 5 nước thành viên thường trực, trong đó có Nga và Trung Quốc, đều ủng hộ nghị quyết mới cấm vận I-ran, chỉ có Bra-xin và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước từng đóng vai trò trung gian giữa I-ran và phương Tây bỏ phiếu chống. Trước sức ép của những biện pháp cấm vận mới, Tổng thống I-ran Ma-hơ-mút A-ma-đi-nê-dát đã đưa ra tuyên bố khá mạnh mẽ rằng, không có bất kỳ nỗ lực nào có thể ngăn chặn được sự phát triển chương trình hạt nhân của I-ran. Ông A-ma-đi-nê-dát nói rằng, các cường quốc hạt nhân trên thế giới một lần nữa muốn “độc quyền” công nghệ cho riêng mình. Phó Tổng thống I-ran kiêm Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử I-ran A-li Ác-ba Xa-lê-hi đã kêu gọi các nước phương Tây chấp nhận thỏa thuận trao đổi nhiên liệu hạt nhân do I-ran, Bra-xin và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký, coi đây là lối thoát cho sự bế tắc trong cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của I-ran. Ông cáo buộc,"chính các nước phương Tây tạo ra bãi lầy". I-ran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích dân sinh, nhưng một số nước phương Tây nghi ngờ I-ran đang bí mật phát triển vũ khí hạt nhân. Dư luận thế giới tiếp tục có những phản ứng khác nhau về việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết mới trừng phạt I-ran.
8. Hội nghị Thượng đỉnh thường niên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)
Trong hai ngày 10 và 11-6-2010, tại thủ đô Ta-sken (U-dơ-bê-ki-xtan) đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh thường niên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tại hội nghị các nước đã nhất trí tăng cường hợp tác và duy trì ổn định khu vực. Hội nghị đã thông qua các văn kiện gồm Tuyên bố Ta-sken và Quy định về thủ tục của tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và cơ chế nội bộ. Tuyên bố Ta-sken khẳng định, các nước thành viên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan, buôn lậu ma túy và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Trong tuyên bố trên, các thành viên SCO đã tái khẳng định, tình hình tại Cư-rơ-gư-xtan (Kyryzstan) có ảnh hưởng to lớn đối với sự ổn định trong khu vực và các quốc gia thành viên sẵn sàng cung cấp viện trợ cần thiết cho nước này. Ngoài ra, SCO cũng cam kết sẽ tiếp tục chung tay để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời, các nước thành viên nhất trí chưa kết nạp I-ran làm thành viên khi các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vẫn còn hiệu lực. Hội nghị đã thông qua quy định về thủ tục kết nạp thành viên mới, theo đó, những nước đang bị Liên hợp quốc áp đặt lệnh trừng phạt thì không được gia nhập SCO. Tuy nhiên, những nước này vẫn được hưởng quy chế quan sát viên. Hội nghị Thượng đỉnh tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng 6-2011 tại thủ đô A-xta-na (Astana) của Ca-dắc-xtan.
9. Mỹ công bố Sáng kiến an ninh vùng Ca-ri-bê
Ngày 10-6-2010, tại Hội nghị ngoại trưởng khu vực diễn ra ở Bác-ba-đốt (Barbados), chặng dừng chân cuối cùng của Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn trong chuyến thăm 4 nước Mỹ La-tinh từ đầu tuần, bà Hi-la-ry đã công bố Sáng kiến có trị giá 124 triệu USD nhằm thực thi cam kết giúp các nước trong khu vực này chống lại tình trạng bạo lực liên quan tới hoạt động buôn bán ma túy và vũ khí đang ngày một gia tăng. Tại hội nghị, bà Hi-la-ri nhấn mạnh, để giải quyết những thách thức về an ninh xuyên quốc gia trong thế kỷ XXI cần có sự tiếp cận toàn diện và sáng kiến này cũng tương tự như những nỗ lực của Mỹ ở Mê-xi-cô, Trung Mỹ và Cô-lôm-bi-a. Bà Hi-la-ri cho biết, Mỹ tăng cường viện trợ an ninh cho Ca-ri-bê nhằm cải thiện khả năng ngăn chặn và tuần tra trên biển của các nước trong khu vực này.
10. Triển vọng mới cho quan hệ Pháp - Nga
Từ ngày 11 đến ngày 12-6-2010, Thủ tướng Nga Pu-tin đã có chuyến thăm chính thức Pháp nhằm góp phần quan trọng đối với triển vọng của quan hệ hợp tác không chỉ giữa Nga với Pháp, mà cả với Liên minh châu Âu (EU). Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nga Pu-tin có các cuộc gặp và thảo luận với Tổng thống Pháp Ni-cô-lai Xác-cô-di và Thủ tướng Pháp Phăng-xoa Phi-ông (Francois Fillon). Pháp và Nga đều tập trung bàn luận về quan hệ hợp tác giữa hai bên, tăng cường hợp tác song phương. Cùng với vấn đề về kinh tế, hợp tác về quân sự cũng được hai bên đề cập. Đó là Thủ tướng Pu-tin và Thủ tướng Phăng-xoa Phi-ông cùng bàn thảo về việc Nga mua tàu chở máy bay trực thăng Mistral của Pháp, trị giá gần 300 triệu ơ-rô. Mistral là tàu quân sự lớn nhất mà Nga đã từng mua và cũng là hợp đồng mua vũ khí đầu tiên của Nga với một nước thuộc Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Chuyến công du Pháp lần này của Thủ tướng Nga diễn ra ngay trước khi “Diễn đàn Kinh tế quốc tế” được tổ chức tại Xanh Pê-téc-bua (Nga), từ ngày 17 đến ngày 19-6-2010.
11. Ngày thế giới chống lao động trẻ em
Nhân "Ngày thế giới chống lao động trẻ em" (12-6), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) kêu gọi các nước xóa bỏ mọi hình thức lao động trẻ em. Trùng với thời điểm diễn ra Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup 2010), Tổng Giám đốc ILO Hoan Xô-ma-vi-a nói, trong khi hàng tỷ người đang hào hứng với ngày hội bóng đá, khoảng 250 triệu trẻ em trên thế giới vẫn phải lao động cực khổ để kiếm sống. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) kêu gọi chính phủ các nước và các nhà tài trợ tăng đầu tư cho phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, hỗ trợ các cơ sở xã hội những biện pháp bảo vệ trẻ em. Nhiều nước tổ chức các hoạt động kêu gọi chống lao động trẻ em. Tại Băng-la-đét, theo thống kê của ILO, nước này có khoảng 1,3 triệu trẻ em phải làm việc 43 giờ/tuần. Trong một cuộc hội thảo quốc gia, Bộ trưởng Lao động và Việc làm Băng-la-đét Kh.M.Hô-xa-in cho rằng, chính phủ cần nỗ lực hơn nữa nhằm đưa vấn đề lao động trẻ em vào chương trình phát triển quốc gia. Tại Pa-ki-xtan, quốc gia có tới hơn 21 triệu trẻ em từ 10 đến 14 tuổi phải lao động. ILO và Bộ Lao động nước này đang tổ chức các cuộc triển lãm tranh, hội thảo và các chương trình nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong chống lao động trẻ em.
12. Biểu tình phản đối kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ tại Đức và I-ta-li-a
Ngày 12-6, khoảng 20 nghìn người Ðức đã xuống đường biểu tình ở Thủ đô Béc-lin và khoảng 10 nghìn người ở thành phố Xtút-gát để phản đối kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" cắt giảm ngân sách được coi là khắc khổ nhất của nước này kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Kết quả cuộc thăm dò dư luận cho thấy, 79% số người được hỏi cho rằng, gói "thắt lưng buộc bụng" của Chính phủ không công bằng về mặt xã hội, trong khi 93% số người nghĩ rằng, các biện pháp đó không đủ đáp ứng mục tiêu tiết kiệm của Chính phủ. Cùng ngày, khoảng 100 nghìn người I-ta-li-a, gồm sinh viên, người về hưu, viên chức nhà nước đã xuống đường tuần hành tại Thủ đô Rô-ma phản đối các biện pháp kinh tế khắc khổ của Chính phủ, cắt ngân sách cho các địa phương và giảm lương trong lĩnh vực công cộng. Công đoàn CGIL cho rằng, các biện pháp cắt giảm chi tiêu của Chính phủ là "không công bằng, tạo thêm gánh nặng đối với người lao động".
*** Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần từ ngày 31-5 đến ngày 6-6-2010
Cơ sở pháp lý xây dựng đường biên giới đất liền Việt - Trung hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển  (15/06/2010)
Ðại hội thi đua yêu nước ngành dầu khí lần thứ hai và đón nhận Huân chương Sao Vàng  (14/06/2010)
Xóa đói, giảm nghèo ở Ninh Bình: khi “chí đã quyết, lòng đã đồng”  (14/06/2010)
Chủ thuyết cách mạng và phát triển của Việt Nam  (14/06/2010)
Hội nghị cấp cao SCO năm 2010  (14/06/2010)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên