Thủ tướng: Năm 2012, duy trì tăng trưởng ở mức 6%
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những ý kiến thảo luận thẳng thắn, trách nhiệm đối với đất nước của các đại biểu đại diện cho các bộ, ngành, địa phương; đề nghị các cơ quan chức năng tiếp thu ý kiến phát biểu của các bộ, ngành địa phương để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 để Nghị quyết sớm được ban hành.
Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, năm qua, Việt Nam đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng, rất đáng mừng là kiểm soát được lạm phát, cơ bản giữ được ổn định kinh tế vĩ mô. Giá tiêu dùng tăng cao những tháng đầu năm nhưng 5 tháng vừa qua giá tiêu dùng đã liên tục xu hướng giảm, chỉ tăng không quá 1%/tháng (tháng 8 là 0,93%, tháng 9 là 0,82%, tháng 10 là 0,36%, tháng 11 là 0,39%, tháng 12 là 0,53%); cả năm lạm phát là 18,13%. Đi liền với ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì; chính sách an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ những hạn chế, khó khăn và thách thức như: Lạm phát mặc dù được kiểm soát nhưng vẫn còn ở mức cao, kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, lãi suất vẫn còn ở mức cao gây khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, một bộ phận cư dân đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tai nạn giao thông có giảm nhưng vẫn còn cao.
Do vậy, năm 2012, bên cạnh những thuận lợi, các Bộ, ngành, địa phương phải thấy rõ những khó khăn, thách thức trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước là rất lớn và không được chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đã đạt được. Đặc biệt, nếu không quyết liệt trong kiểm soát lạm phát, sẽ dẫn tới tình trạng lạm phát cao quay trở lại, gây bất ổn kinh tế vĩ mô, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Về mục tiêu năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, mục tiêu là tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức 6% và nếu điều kiện thuận lợi là 6,5% gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triền kinh tế-xã hội ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2012, theo dõi sát diễn biến tình hình, kịp thời cập nhật tình hình để có những phản ứng chính sách phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nội lực của mỗi địa phương trong thực hiện các mục tiêu phát triển.
Một lần nữa nhấn mạnh, mục tiêu ưu tiên của năm 2012 là tiếp tục kiên trì ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, việc kiềm chế lạm phát trước hết phải thực hiện hiệu quả các giải pháp trong gói chính sách tiền tệ; làm tốt công tác quản lý giá; không để mất cân đối về cung cầu hàng hóa, chú trọng bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu tại các thời điểm và địa bàn nhạy cảm.
Bên cạnh đó chỉ đạo quyết liệt các giải pháp hạn chế nhập siêu, kiểm soát nhập siêu khoảng 10% (bằng năm 2011); giữ vững sự ổn định tỷ giá; giảm dần lãi suất ngân hàng phù hợp với đà giảm dần của lạm phát. “Nếu không kiểm soát được lạm phát sẽ không thể giữ được ổn định kinh tế vĩ mô.” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.
Một vấn đề mà Thủ tướng nêu lên, đó là các bộ, ngành, địa phương cần đặc biệt quan tâm tới duy trì, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mong muốn các địa phương quan tâm, chia sẻ, sát cánh cùng doanh nghiệp trong tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh… phấn đấu thực hiện được mục tiêu duy trì tăng trưởng ở mức 6% và nếu điều kiện thuận lợi là 6,5% trong năm 2012.
Cùng với đó là thực hiện hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế trong đó tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. Trong tái cơ cấu đầu tư công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh yêu cầu, tái cơ cấu đầu tư công trước hết là giảm đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội để ổn định kinh tế vĩ mô trước mắt và lâu dài; nâng cao chất lượng đầu tư công; tập trung đầu tư vào các công trình quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lớn trên cả khía cạnh kinh tế và xã hội.
Nhân dịp Tết nguyên đán 2012 sắp tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương cần hết sức chú trọng tới công tác kiểm soát giá cả, thị trường; chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, bất hợp pháp; thực hiện chính sách bình ổn giá; chăm lo Tết chu đáo cho nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách, người nghèo.../.
Liên hợp quốc kêu gọi đẩy mạnh các sáng kiến bảo vệ rừng  (22/12/2011)
Phó Chủ tịch nước thăm bà con Công giáo Thái Bình  (22/12/2011)
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Thái Lan  (22/12/2011)
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 6%  (22/12/2011)
Thủ tướng đánh giá cao hợp tác an ninh Việt-Lào  (22/12/2011)
Phiên họp lần 3 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương  (22/12/2011)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên