Những nỗ lực nhằm cứu đồng tiền chung châu Âu khỏi nguy cơ tan vỡ
TCCSĐT - Ngày 19-12-2011, các bộ trưởng tài chính Eurozone tiến hành Hội nghị qua điện thoại tìm cách triển khai các kế hoạch đã được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) mới đây nhất nhằm cứu đồng tiền chung châu Âu khỏi nguy cơ tan vỡ. Các bộ trưởng tài chính nước thành viên EU không thuộc Eurozone cũng tham dự Hội nghị này.
Hội nghị tập trung thảo luận cam kết "bơm" 200 tỉ euro (260 tỉ USD) cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để định chế này có tiền hỗ trợ những nước trong khu vực có nguy cơ vỡ nợ. Theo kế hoạch, các nước Eurozone sẽ đóng góp 3/4 số tiền này, phần còn lại do các nước thành viên EU khác đảm nhận. Tính đến nay, Bỉ cam kết đóng góp 9,5 tỉ euro, Đan Mạch 5,4 tỉ euro và Thụy Điển 11 tỉ euro. Một số thành viên khác đã cam kết đóng góp trên nguyên tắc, nhưng chưa thông báo con số cụ thể. Anh từ chối tham gia kế hoạch trên, song nhật tờ "Điện tín" của nước này cùng ngày đưa tin, tại Hội nghị ngày 19-12, các bộ trưởng tài chính EU sẽ đề nghị Anh đóng góp 30,9 tỉ euro (40,3 tỉ USD). Nếu Luân Đôn nhất trí với đề nghị này thì phần đóng góp của Anh chỉ đứng sau Đức và tương đương phần đóng góp của Pháp.
Ngoài vấn đề đóng góp cho ngân quỹ IMF, các bộ trưởng EU cũng sẽ thảo luận kế hoạch soạn thảo "Công ước tài chính" dành cho Khu vực đồng euro và những nước tham gia, cũng như kế hoạch triển khai quỹ cứu trợ dài hạn mang tên Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM). "Công ước tài chính", đề cập những biện pháp trừng phạt cụ thể nhằm bảo đảm các nước tham gia phải cắt giảm thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công, có thể được ký kết vào tháng 3 năm sau. Tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong hai ngày 8 và 9-12 vừa qua, EU đặt thời hạn chót trong vòng 10 ngày sau đó, các nước thành viên khu vực phải công bố biện pháp triển khai những cam kết đã công bố. Tuy nhiên, Hiệp ước mới đã thất bại trong việc khôi phục lòng tin thị trường tài chính, buộc ngân hàng Trung ương châu Âu phải tiến thêm 1 bước nữa.
Bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist của Anh cho rằng, khả năng Eurozone tan ra trong 2 năm tới là 40%. Điều này nếu xảy ra sẽ tác động rất nghiêm trọng đối với các quốc gia và công ty ở châu Âu cũng như trên phạm vi toàn cầu, tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng 2008-2009. Theo EIU, nếu Eurozone tan rã sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Sản lượng kinh tế của toàn bộ Eurozone giảm ít nhất là 10% và có thể lên đến 25%. Điều này là kết quả của việc các ngân hàng đổ vỡ hàng loạt và các vụ phá sản công ty lớn, những hiện tượng không xảy ra sau khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ phá sản năm 2008.
Tình trạng pháp luật không rõ ràng làm cho các hợp đồng thương mại giữa các quốc gia và các công ty trở nên phức tạp hơn. Dây chuyền cung ứng ở châu Âu, và trên toàn cầu, bị phá vỡ nghiêm trọng và sản lượng công nghiệp ở những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất có thể sụt giảm mạnh. Nguồn thu từ thuế giảm mạnh do lợi nhuận của các công ty giảm mạnh và các công ty sa thải hàng triệu công nhân. Gánh nặng nợ công, vấn đề trung tâm của cuộc khủng hoảng hiện nay, sẽ tăng lên. Thất nghiệp có thể tăng lên mức trên 20%, thậm chí là gần 50% ở những nước bị tác động nặng nề nhất. Kiểm soát vốn có thể được thực hiện ở một số nước nhằm kiểm ngăn chặn việc đồng tiền lên giá quá mức. Ngân hàng trung ương châu Âu, nếu còn tồn tại, cũng sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc in thêm tiền để trả lương cho lĩnh vực công và duy các dịch vụ thiết yếu. Những tác động này sẽ giảm dần theo thời gian và sản lượng kinh tế sẽ phục hồi, tuy nhiên phải mất nhiều năm để cuộc sống sống ở châu Âu quay về mức trước khủng hoảng. Nhà nước sẽ có vai trò lớn hơn trong nền kinh tế với việc các ngân hàng và nhiều công ty nằm trong tay chính phủ.
Đa số các nước châu Âu sẽ quay về đồng tiền quốc gia họ đã sử dụng trước năm 1999. Khó có thể dự báo được giá trị của những đồng tiền hậu euro này ngay sau khi Eurozone tan rã do việc áp dụng kiểm soát vốn, giá tài sản giảm và lãi suất có thể tăng ở một số nước nhưng lại giảm ở những nước khác. Nếu các đồng tiền được giao dịch tự do, sự lên/xuống về giá trị này có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Sau vài năm, giá trị của cac đồng tiền mới này sẽ được quyết định bởi các yếu tố như sự mất cân bằng về câu trúc với bên ngoài, sự mất cân bằng tài chính, xu hướng lạm phát... Trên cơ sở sự mất cân bằng với bên ngoài và tỉ giá hiệu dụng thực hiện nay, nhiều nước thuộc Eurozone hiện nay sẽ phại chịu việc đồng của mình giảm giá mạnh so với đồng euro hiện nay. Đồng tiền mới của Hy Lạp có thể giảm 2/3 giá trị. Đồng tiền của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có thể giảm lần lượt là 40-50% và 30-40%. Trong khi đồng tiền của Ireland và Italia có thể giảm từ 20-30%. Nếu Eurozone tan rã hoàn toàn, đa số các nước đều phải chị việc đồng tiền của mình giảm giá từ 0 đến -2%. Chỉ có Đức, Hà Lan, Phần Lan và Áo có thể thấy đồng tiền của mình tăng giá, trong đó đồng tiền của Đức là thể tăng từ 10-20%.
Có rất ít ngân hàng của châu Âu có thể tồn tại nguyên như hiện nay. Khi sự tan ra hiện ra, các ngân hàng ở châu Âu sẽ phải gánh chịu việc tháo chạy vì khách hàng lo ngại sự mất giá của đồng tiền mới. Kết quả có thể là tình trạng mất thành khoản chung. Điều này sẽ tác động ra toàn thế giới vì những người nắm giữ các khoản nợ công và tư bị vỡ nợ ở Eurozone cũng sẽ buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính phủ và việc giá tài sản của những người giảm có thể tạo ra khủng hoảng cho các chủ nợ của họ dù các chủ nợ này có thể khống liên quan trực tiếp đến Eurozone. Một số quốc gia có thể chọn giải pháp nắm lấy các công ty con của các ngân hàng mẹ có trụ sở tại các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nền nhất, ngăn chặn việc rút vốn về ngân hàng mẹ và thực hiện các cuộc chiến pháp lý kéo dài với quốc gia có ngân hàng mẹ trong vấn không trả được nợ. Ở các quốc gia vốn thuộc Eurozone, kiểm soát tỉ giá hối đoái và vốn có thể đi cùng với việc không cho rút tiền gửi và tiền tiết kiệm trong một thời gian. Hệ thống ngân hàng bị quốc hữu hoá có thể phải thực hiện việc tái cơ cấu sâu, chia các ngân hàng trước đây độc lập thành các công ty nhỏ hơn. Các công ty nhỏ này hoặc bị bán tháo hoặc phải hoạt động dưới sự kiểm soát của nhà nước và tập trung vào thị trường nội địa.
Kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái sâu. Các điều kiện tín dụng bị thắt chặt bất ngờ, sự thịnh vượng giảm trên toàn nền kinh tế, ngoại thương sụp đổ dẫn đến nền kinh tế Mỹ suy thoái, ít nhất cũng là mức 3,5% như năm 2009 và có thể còn nghiêm trọng gấp hai lần. Những tác động đối với Mỹ ban đầu có thể thông qua kênh tài chính. Sự tiếp xúc trực tiếp của các ngân hàng Mỹ đối với châu Âu không lớn, nhưng thông qua phái sinh và bảo lãnh thì lên đến 640 tỉ USD, tương đương 5% tài sản. Các khoản cho các ngân hàng Pháp và Đức, những thực thể cần cứu trợ nếu Eurozone tan rã, cũng lên đến 1.200 tỉ USD. Và có lẽ quan trọng hơn, tất cả các thể chế tài chính Mỹ đều phải gánh chịu việc giá trị các tài sản của họ mất đi nhiều. Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ, như S&P 500, giảm ít nhất 40% nếu Eurozone tan rã. Cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Mỹ Obama bị phá huỷ. Một cuộc suy thoái mới có thể đẩy tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ, hiện đang đứng ở mức 8,6%, lên trên 10%, thâm chí là cao hơn. Việc lạm sẽ vẫn là vấn đề cơ bản trong cuộc bầu cử 2012 và chưa có một tổng thống đương nhiệm nào tái đặc cử với tỉ lệ thất nghiệp ở mức hai con số.
Các nền kinh tế châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề thông qua kênh thương mại vì khu vực này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Tác động này thể hiện nổi bật ở Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc. Đa số các nước sẽ phản ứng với việc nhu cầu bên ngoài giảm bằng chính sách tiền tệ và tài chính vì lãi suất ở khu vực này vẫn cao hơn mức không nhiều và tài chính công trong tình trạng tốt ở nhiều nước. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách không thể ngăn chặn được sự suy thoái, có thể là một cuộc suy thoái sâu. Thuận lợi cho châu Á là các ngân hàng của khu vực này không dự nhiều vào các nguồn tài chính từ bên ngoài để hoạt động. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn phải thắt chặt việc cho vay để đối phó với việc không thể tránh khỏi đó là giá trị tài sản của họ giảm./.
Vị thế của tổ chức đảng trong doanh nghiệp tùy thuộc một phần vào chính mô hình tổ chức và năng lực của các cá nhân làm công tác xây dựng Đảng  (19/12/2011)
Công bố kết quả nghiên cứu Dự án "Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô”  (19/12/2011)
Những “điểm sáng” và một số vấn đề cần quan tâm trong xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long  (19/12/2011)
Hiệu quả, kinh nghiệm và giải pháp phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam  (19/12/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu thăm chính thức Myanmar  (19/12/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên