Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 12-12 đến ngày 18-12-2011)
TCCSĐT - Ngày 12-12-2011, sau khi Hội nghị Liên hợp quốc về khí hậu trái đất lần thứ 17 (diễn ra từ 28-11 đến 11-12-2011) ở Durban (Nam Phi) kết thúc với sự nhất trí mới về lộ trình tới đây của tiến trình bảo vệ khí hậu trái đất, Chính phủ Canada tuyên bố ra khỏi Nghị định thư Kyoto về bảo vệ khí hậu trái đất.
1. Canada ra khỏi Nghị định thư Kyoto về khí hậu trái đất
Bộ trưởng Môi trường Canada Peter Kent cho rằng Nghị định thư Kyoto là một cản trở cho tiến trình chung |
2. Hội nghị đầu tiên của nhóm ‘‘5+5’’
Ngày 12-12-2011, các bộ trưởng quốc phòng nhóm ‘‘5+5’’ vừa nhóm họp tại thành phố Nouakchott của Moritani để thảo luận các biện pháp đối phó với tình trạng mất an ninh tại dải Sahel do tổ chức khủng bố Al-Qaeda Bắc Phi (AQIM) gây ra hàng loạt vụ bắt cóc con tin, cũng như tình trạng phổ biến vũ khí tại Libya. Nhóm "5+5" gồm 10 nước Nam Âu và Bắc Phi ven Địa Trung Hải là Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Malta, Bồ Đào Nha, Algeria, Libya, Tunisia, Morroco và Moritani. Đây là hội nghị đầu tiên của nhóm kể từ khi hai nước thành viên là Libya và Tunisia thay đổi chính quyền và các phong trào Hồi giáo giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp tại Morroco. Hội nghị đã nhất trí thiết lập một bộ tham mưu không thường trực để tham gia vào các hoạt động nhân đạo hay đối phó với thảm họa và thông qua kế hoạch hành động năm 2012, trong đó tập trung vào các hoạt động đào tạo, trao đổi và diễn tập chung. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Ahmedou Ould Idey đã kêu gọi các nước thành viên tìm biện pháp ngăn chặn nguồn tài chính của chủ nghĩa khủng bố, bao gồm việc không trả tiền chuộc con tin cho các nhóm khủng bố. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gérard Longuet đã đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Moritani và cam kết tiếp tục hỗ trợ các nước thành viên trong cuộc chiến chống khủng bố.
3. Hội nghị về Biển Đông tại Malaysia
Trong hai ngày 12 và 13-12-2011, Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) với chủ đề “Biển Đông: Diễn biến mới đây và những đề xuất hướng tới giải pháp tranh chấp hòa bình”. Hội nghị đã tập trung vào bốn phần chính, gồm điểm lại tình hình gần đây ở Biển Đông, an ninh biển và vai trò ngoại giao hàng hải, các phương án và đề xuất giải quyết tình hình tranh chấp ở Biển Đông, thảo luận nhóm của các chuyên gia về vấn đề này. Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Richard Riot Anak Jaem khẳng định vấn đề tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết về cơ bản, thông qua giải pháp hòa bình và ngoại giao nhằm tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các nước trong khu vực, góp phần xây dựng Biển Đông trở thành khu vực hòa bình và hài hòa. Tại Hội nghị, các học giả và các chuyên gia nghiên cứu đến từ Malaysia, Philippines, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Australia và Singapore đã trình bày tham luận, chia sẻ thông tin và đưa ra những đề xuất nhằm tìm cách giải quyết tình hình tranh chấp ở Biển Đông hiệu quả hơn, hướng tới hợp tác khu vực sâu rộng hơn. Các đại biểu cũng tập trung thảo luận các chủ đề như việc thực hiện Quy tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), tầm quan trọng chiến lược của các tuyến hàng hải ở Biển Đông đối với thương mại châu Á, các hoạt động quân sự gần đây tại những khu vực tranh chấp tại đây.
4. Liên hợp quốc thông qua nghị quyết văn hóa hòa bình, đối ngoại
Ngày 13-12-2011, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua các nghị quyết về thúc đẩy quan hệ giữa y tế toàn cầu và chính sách đối ngoại, văn hóa hòa bình và sáng kiến dựng tượng tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York. Sáng kiến kết hợp y tế toàn cầu và chính sách đối ngoại được thúc đẩy bởi cam kết sử dụng “thấu kính y tế” để đánh giá các quá trình và hành động chính sách đối ngoại. Nghị quyết về thúc đẩy Tuyên bố và Chương trình hành động về văn hóa hòa bình khẳng định hòa bình là nền tảng tốt nhất cho phát triển. Trong bối cảnh này, văn hóa hòa bình là tập hợp các giá trị, quan điểm, các mô hình ứng xử và lối sống, bác bỏ bạo lực, thúc đẩy sự khoan dung và đối thoại giữa các cộng đồng khác nhau trong tinh thần tôn trọng sự đa dạng. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng khẳng định cam kết của Liên hợp quốc tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương, một chương bi thảm nhất trong lịch sử nhân loại. Liên hợp quốc yêu cầu các nước tăng cường giáo dục và thông tin cho các thế hệ hiện nay và trong tương lai về nguyên nhân, hậu quả và bài học từ chế độ nô lệ, đồng thời yêu cầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc tiếp tục các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương vào 25-3 hằng năm.
5. Tổng thống Barack Obama tuyên bố cuộc chiến của Mỹ tại Iraq chính thức kết thúc
Ngày 14-12-2011, Tổng thống Barack Obama đã chính thức tuyên bố kết thúc cuộc chiến kéo dài gần 9 năm của Mỹ tại Iraq |
6. Hội nghị ASEAN - Trung Quốc về giao thông vận tải
Ngày 14-12-2011, Hội nghị các quan chức cấp cao giao thông vận tải Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, tập trung vào cơ chế tham vấn hàng hải ASEAN - Trung Quốc, thỏa thuận vận tải hàng không ASEAN - Trung Quốc và các hoạt động chung giữa ASEAN - Trung Quốc năm 2012. Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc Dương Tảm cho biết, trong thập kỷ qua, hai bên đã thực hiện nhiều hoạt động hợp tác thiết thực, góp phần to lớn vào việc củng cố kết nối hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thông đường bộ, đường biển và đường không. Ông Dương Tảm cũng nhấn mạnh rằng, tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 14 vừa kết thúc tại Bali, Indonesia, các nhà lãnh đạo hai bên đã nhất trí thành lập Ủy ban ASEAN - Trung Quốc về hợp tác kết nối và Trung Quốc sẽ tăng thêm 10 tỉ USD cho vay để thúc đẩy kết nối giao thông đường bộ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Lãnh đạo hai bên cũng đánh giá cao việc xây dựng hệ thống kết nối hàng hải ASEAN - Trung Quốc và đề xuất thực hiện các bước đi tích cực để mở các tuyến hàng hải dành cho tàu chở hàng đông lạnh và tàu chở côngtennơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hành khách và hàng hóa bằng đường biển. Trong khi đó, ông Leng Thun Vuthea, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Công trình công cộng của Campuchia cho rằng quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc trong lĩnh vực giao thông vận tải đã liên tục phát triển mạnh mẽ và hiện đã đạt tới tầm cao của sự hiểu biết lẫn nhau.
7. FAO cảnh báo nguy cơ khủng hoảng nguồn cung cấp thực phẩm từ chăn nuôi
Ngày 15-12-2011, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) công bố báo cáo về tình hình chăn nuôi thế giới năm 2011. Báo cáo cho biết, hiện thế giới chưa có giải pháp khả thi về công nghệ hoặc về kinh tế trong chăn nuôi để có thể cung cấp một số lượng lớn các sản phẩm thực phẩm từ chăn nuôi đáp ứng nhu cầu đang tăng rất nhanh của các thành phố trong quá trình đô thị hóa. Các sản phẩm prôtêin động vật hiện chiếm 12,9% tổng lượng calo tiêu dùng toàn cầu và 20,3% ở các nước đang phát triển. Vào năm 2050, mức tiêu dùng protêin động vật sẽ tăng thêm 2/3, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nhu cầu này có thể được đáp ứng một phần nhờ gia tăng chăn nuôi quy mô lớn. Tuy nhiên, chăn nuôi quy mô lớn đã trở thành mối đe dọa với môi trường, đặc biệt làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời cũng gia tăng nguồn gây bệnh cho con người. FAO nhấn mạnh, các thách thức chủ yếu ngành chăn nuôi phải đối mặt là bảo đảm vật nuôi khỏe mạnh vì khi số lượng vật nuôi tăng lên, nguy cơ các loại bệnh cũ và mới xuất hiện có nguồn gốc từ vật nuôi đe dọa con người cũng tăng lên. Thách thức khẩn cấp đối với sản xuất lớn trong chăn nuôi là phải đảm bảo sự lành mạnh của môi trường, bao gồm giảm mức độ ô nhiễm từ chất thải và khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm nguồn nước và ngũ cốc sử dụng để chăn nuôi và tái chế hiệu quả các phụ phẩm chăn nuôi. Ngoài tăng quy mô chăn nuôi, việc cải thiện hiệu quả của các hệ thống chăn nuôi hiện nay cũng đã trở nên cấp thiết.
8. Hội nghị Diễn đàn Hợp tác hạt nhân châu Á
Ngày 16-12-2011, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 Diễn đàn Hợp tác hạt nhân ở châu Á (FNCA) đã khai mạc ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, với sự tham gia của các quan chức phụ trách khoa học - công nghệ và các chuyên gia hạt nhân hàng đầu đến từ 12 nước thành viên FNCA. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Môi trường kiêm Quốc vụ khanh phụ trách phòng ngừa và xử lý sự cố hạt nhân Nhật Bản Goshi Hosono đã kêu gọi các nước thành viên FNCA tăng cường chia sẻ thông tin và hợp tác trong việc xử lý các sự cố hạt nhân trong tương lai. Bộ trưởng G.Hosono cũng cho biết, Nhật Bản sẽ sớm công bố làm nguội thành công các lò phản ứng gặp sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Bên cạnh đó, nước này đang cân nhắc các biện pháp khử nhiễm phóng xạ ở các khu vực bị ảnh hưởng và dỡ bỏ các lò phản ứng bị hư hại tại nhà máy này. Tại Hội nghị, các đại biểu nghe báo cáo của nước chủ nhà Nhật Bản về cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima cũng như các nỗ lực nhằm khắc phục sự cố và đảm bảo an toàn thực phẩm trước nguy cơ ô nhiễm phóng xạ. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng sẽ nghe báo cáo của các nước thành viên FNCA về chính sách sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đồng thời thảo luận các biện pháp tăng cường chia sẻ thông tin và hợp tác xử lý các sự cố hạt nhân trong tương lai.
9. Hội nghị thượng đỉnh SICA lần thứ 38
Ngày 17-12-2011, tại thành phố San Salvador, thủ đô của El Salvador, Hội nghị thượng đỉnh các nước thuộc Hệ thống Hội nhập trung Mỹ (SICA) lần thứ 38 đã bế mạc với việc thông qua Tuyên bố chung 25 điểm. Tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sọan thảo thành công chương trình hành động chung với nhiều hoạt động cụ thể được tóm tắt tinh thần của các thỏa thuận đạt được tại hội nghị tháng 7-2010 và tháng 7-2011; đề cao những thành tựu đạt được và hoàn toàn nhất trí tiếp tục thực hiện 5 trụ cột hội nhập gồm An ninh dân chủ, đối phó với rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu, hội nhập xã hội, hội nhập kinh tế chống đói nghèo, và củng cố, tăng cường thể chế. Các vị nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ khu vực chỉ rõ tội phạm có tổ chức, khủng hoảng tài chính quốc tế, an ninh lương thực hiện là những thách thức lớn nhất đối với Trung Mỹ, đòi hỏi tất cả các chính phủ phải cố gắng liên tục và phối hợp hành động chặt chẽ để có thể đưa đất nước tiến lên trên con đường phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ Trung Mỹ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai dịch bệnh. Theo Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe (CEPAL) thuộc Liên hợp quốc, Trung Mỹ hiện nay cần tới 4,3 tỉ USD cho công cuộc tái thiết khu vực sau những đợt mưa lũ kéo dài hồi tháng Mười vừa qua làm thiệt hại nặng nề cho 2,6 triệu người dân tại El Salvador, Guatemala, Nicaragua, Honduras và Costa Rica và thiệt hại vật chất lên tới gần 2% tổng sản phẩm quốc nội của cả khu vực.
10. Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lần thứ 8
Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lần thứ 8 (từ 15 đến ngày 17-12) đã kết thúc tại Geneva trong bế tắc, khi các quốc gia thành viên không thể cùng nhau thống nhất giải pháp khôi phục lại vòng đàm phán Doha. Tại Thụy Sĩ, trong 3 ngày thảo luận, bất đồng giữa các quốc gia công nghiệp phát triển và các quốc gia mới nỗi vẫn tồn tại dai dẳng. Theo tuyên bố chung do Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 8, Bộ trưởng Thương mại Nigeria Olusegun Aganda đọc tại Hội nghị, các bộ trưởng WTO đã "rất lấy làm tiếc" trước bế tắc của vòng đàm phán Doha, vốn được khởi động từ 10 năm nay. Tuy vậy, các quốc gia vẫn không đạt được sự đồng thuận về cách thức thúc đẩy vòng đàm phán này. Ngoài ra, cũng theo ông Olusegun Aganda, các quốc gia thành viên còn không đạt được sự đồng thuận để xem xét những chủ đề mới tại WTO như biến đổi khí hậu, năng lượng, an ninh lương thực, vấn đề tỷ giá trao đổi và vấn đề cạnh tranh. Tuy vậy, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 8 của WTO cũng đạt được 2 thành công, đó là việc Nga, nền kinh tế lớn cuối cùng gia nhập WTO và đàm phán xem xét hiệp định về các thị trường công đã đạt kết quả. Ngoài ra, nhân dịp này, cùng với Nga còn có 3 quốc gia thành viên mới đã được chấp thuận gia nhập WTO là Vanuatu, Samoa và Montenegro./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu thăm chính thức Myanmar  (19/12/2011)
Hội thảo: Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế  (19/12/2011)
Nga và Trung Quốc đưa ra Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Syria  (19/12/2011)
Từ ngày 20-12, giá bán điện bình quân tăng thêm 62 đ/kwh  (19/12/2011)
Toàn quốc kháng chiến với bài học xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  (19/12/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên