Việt Nam, dự phiên họp 27 Hội nghị Bộ trưởng Pháp ngữ
Tham dự Hội nghị có Tổng thư ký OIFAbdou Diouf, Giám đốc Clément Duhaime và các quan chức khác của OIF; đại diện 56 nước thành viên đầy đủ, thành viên liên kết và 19 nước quan sát viên của OIF cùng lãnh đạo cơ quan tư vấn và các cơ quan thực thi của Pháp ngữ và các đối tác khác của Pháp ngữ.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận tình hình chính trị và kinh tế thế giới nói chung và tại các nước Pháp ngữ nói riêng, đặc biệt tình hình chính trị tại Madagascar, Ai cập, Tunisia, Morocco, Congo và Timor Leste.
Các đại biểu đã dành nhiều thời gian kiểm điểm giữa kỳ việc thực hiện các cam kết đưa ra tại Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 13 vào tháng 10-2010 và bàn bạc vấn đề tài chính, dự kiến sẽ bị cắt giảm 20% trong thời gian tới do những khó khăn và biến động của thế giới gây nên, bằng cách huy động sự tham gia tích cực hơn của các nước thành viên và sự hợp tác tốt trong tổ chức này.
Nhìn chung, các nước đều hoan nghênh những kết quả đạt được trong việc thực thi các cam kết này và bày tỏ quyết tâm tiếp tục thực hiện trong thời gian tới nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh và vị thế của OIF trên trường quốc tế và thúc đẩy hợp tác đa phương Pháp ngữ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hội nghị tập trung trao đổi công tác chuẩn bị Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 14, dự kiến sẽ diễn ra từ 12 đến -14-10-2012 tại Congo với chủ đề : “Pháp ngữ: những thách thức về môi trường và kinh tế đối với quản trị thế giới.” Cũng tại hội nghị này bà Micheline Calmy-Rey đã trao quyền chủ tịch đăng cai Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 14 cho Congo.
Trong bài phát biểu của mình, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Ngọc Sơn đánh giá cao nỗ lực và các hoạt động của tổ chức OIF và cá nhân Tổng thư ký Pháp ngữ trong việc hỗ trợ giải quyết xung đột và khủng hoảng tại một số nước thành viên.
Theo ông, OIF cần tiếp tục phát huy các thế mạnh của mình trong việc hỗ trợ sau xung đột, chú trọng đến giai đoạn tái thiết, giải quyết tận gốc các nguy cơ gây khủng hoảng và xung đột đồng thời ủng hộ việc tăng cường và phối hợp với các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan để nâng cao hiệu quả các hoạt động và củng cố vai trò cũng như vị thế của OIF trên trường quốc tế.
Trong khuôn khổ tham dự hội nghị, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Ngọc Sơn đã có các cuộc gặp gỡ, làm việc với Giám đốc OIF Clément Duhaime, cùng lãnh đạo một số vụ chuyên môn của OIF như vụ truyền thông, kinh tế và phát triển bền vững, giáo dục và đào tạo, ngôn ngữ tiếng Pháp, đa dạng văn hóa.
Ông Sơn cho biết Giám đốc OIF Clément Duhaime đã quyết định thăm và làm việc tại Việt Nam vào giữa tháng 1 tới, nhằm thúc đẩy việc thực hiện một số dự án hợp tác của OIF với Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn cũng có một loạt các cuộc gặp gỡ song phương với lãnh đạo một số nước thành viên OIF, với Trưởng đoàn các nước (Trung Phi, Macédoine…) để bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam với từng nước.
Lãnh đạo và bạn bè các nước đều đánh giá cao vai trò và đóng góp của Việt Nam đối với OIF và đều bày tỏ mong muốn tiếp tục mở rộng hơn sự hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực như kinh tế, nông nghiệp, khai khoáng, buôn bán gỗ, cơ sở hạ tầng viễn thông, đào tạo. Họ cũng mong muốn ký kết các hiệp định là nền tảng pháp lý cho việc phát triển hợp tác giữa Việt Nam với từng nước trong năm tới.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, phía bạn mong muốn chuyển dần xu hướng hợp tác, từ hình thức “một bên cho một bên nhận” sang một hình thức hợp tác cùng có lợi đó là “hợp tác đối tác mới cùng thắng.” Việt Nam sẽ phải thích ứng với hình thực hợp tác này.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định Việt Nam ủng hộ việc thúc đẩy mô hình hợp tác ba bên mà Việt Nam đã làm với các nước Châu Phi từ nhiều năm nay, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế.
Ông bày tỏ vui mừng về việc OIF xem xét soạn thảo một chiến lược trong lĩnh vực này và bày tỏ sự ủng hộ các điều chỉnh đối với chương trình hợp tác 4 năm 2010-2013 của OIF, trong đó đề nghị ưu tiên ngân sách cho các lĩnh vực giáo dục-đào tạo và phát triển bền vững, đoàn kết Pháp ngữ, khuyến khích OIF tăng cường các quan hệ đối tác nhằm tăng hiệu quả hoạt động và vận động các nước ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2013-2016.
Nhân dịp này, ông Nguyễn Ngọc Sơn đã gặp Giám đốc, Chánh Văn phòng Tổng Thư ký và các quan chức khác của OIF; Tổng Giám đốc Cơ quan Đại học Pháp ngữ và Tổng Giám đốc kênh truyền hình tiếng Pháp TV5 Monde nhằm tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước và tổ chức Pháp ngữ trong thời gian tới./.
Thái Lan giải quyết dứt điểm tình trạng ngập lụt  (02/12/2011)
Tăng cường giao lưu, hợp tác Việt Nam - Thái Lan  (02/12/2011)
Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ với Bỉ  (02/12/2011)
Việt Nam mong nhận được trợ giúp hiệu quả của WB  (02/12/2011)
Đối thoại đối tác chiến lược Việt-Nhật lần thứ hai  (02/12/2011)
Nhật thông qua Hiệp định hợp tác hạt nhân với Việt Nam  (02/12/2011)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên