Liên hợp quốc giữ vai trò lãnh đạo trong hòa giải xung đột
Tuy nhiên, để đảm đương tốt vai trò lãnh đạo trong bối cảnh thế giới đang trải qua thời kỳ đặc biệt khó khăn, Liên hợp quốc phải tăng cường hơn nữa khả năng hỗ trợ hòa giải để đưa ra sự hỗ trợ nhất quán, kịp thời và chuyên nghiệp có thể ngăn chặn mọi nguy cơ xung đột trên thế giới.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng cho rằng hòa giải và gìn giữ hòa bình là quá trình phức tạp cần một đường lối toàn diện và bao quát, vì vậy tăng cường hợp tác và trở thành đối tác của các tổ chức khu vực và cộng đồng xã hội dân sự là nhân tố quyết định để đạt được mục tiêu này.
Liên hợp quốc sẽ tổ chức các hội nghị tư vấn với các nước thành viên, giới học giả, các tổ chức khu vực và cộng đồng xã hội dân sự để xây dựng những hướng dẫn và lộ trình hòa giải hiệu quả hơn, đồng thời thúc đẩy hòa giải trở thành công cụ hữu hiệu để giải quyết hòa bình những tranh chấp quốc tế. Các hội nghị tư vấn này cũng là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm ngăn chặn xung đột, gìn giữ và kiến tạo hòa bình.
Cũng tại diễn đàn, Chủ tịch Đại hội đồng Nassir Abdulaziz Al-Nasser khẳng định hòa giải đã trở thành ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của Đại hội đồng. Thế giới đang trải qua thời kỳ đặc biệt khó khăn và Liên hợp quốc có thể và cần phải đóng vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp và xung đột trên toàn cầu.
Nghị quyết được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tháng 6-2011 đã yêu cầu các nước thành viên Liên hợp quốc tăng cường khả năng hòa giải cũng như tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào quá trình này.
Nhiều thách thức cả ở Liên hợp quốc và trên thực địa cần phải giải quyết trong tiến trình thúc đẩy hòa giải và Liên hợp quốc cần tìm các biện pháp thích hợp để cung cấp kịp thời và đầy đủ các nguồn tài chính cho hòa giải ở tất cả các nước. Liên hợp quốc hoan nghênh những phản ứng tích cực và sự ủng hộ của các nước thành viên đối với các nỗ lực của Liên hợp quốc nhằm hòa giải các cuộc tranh chấp và xung đột./.
Tăng cường giao lưu hữu nghị giữa Việt Nam-Lào  (11/11/2011)
Đổi mới chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình sản xuất nông nghiệp phát triển  (11/11/2011)
Đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (11/11/2011)
Phản ứng của Trung Quốc và Nga với báo cáo của IAEA về chương trình hạt nhân của Iran  (11/11/2011)
Các nước Bantich lập liên doanh xây đường sắt  (11/11/2011)
Nga sẵn sàng xây dựng thêm lò phản ứng ở Iran  (11/11/2011)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay