Căn cứ quân sự của Mỹ tại Kyrgyzstan sẽ đóng cửa vào năm 2014
TCCSĐT - Một trong số những phát biểu đầu tiên sau khi đắc cử Tổng thống Kyrgyzstan, cựu Thủ tướng Almazbek Atambayev đã tuyên bố sẽ đóng cửa căn cứ quân sự của Mỹ sau khi thoả thuận cho thuê hết hiệu lực vào năm 2014.
Tuyên bố này được dư luận Kyrgyzstan cũng như quốc tế rất quan tâm để ý vì biểu hiện một trong những trọng tâm và ưu tiên chính sách của Tổng thống mới và vì định hướng mới ấy tác động rất cơ bản và sâu sắc tới quan hệ của Kyrgyzstan với Mỹ và Nga cũng như tới cục diện tình hình chính trị an ninh ở cả khu vực.
Trước khi đắc cử tổng thống, ông Atambayev đã từng công khai thể hiện ý định này. Sau ngày bầu cử, khi biết chắc chắn thắng cử nhưng kết quả bầu cử cuối cùng chưa được chính thức công bố, ông Atambayev đã nói với giới báo chí rằng, ông lo ngại căn cứ quân sự của Mỹ sẽ trở thành một rủi ro về an ninh cho đất nước của ông.
Theo các hãng thông tấn, tại thủ đô Bishkek, ông Atambayev đã rằng nói: "Hiện đang có căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Tôi không muốn có ngày nào đó nước nào đấy trong số các nước ấy tiến hành trả đũa Mỹ ở căn cứ quân sự này".
Hiện tại, Mỹ có căn cứ quân sự ở sân bay Manas, gần thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan. Đây là căn cứ quân sự duy nhất của Mỹ ở cả khu vực Trung Á và đóng vai trò then chốt đối với việc tiếp viện hậu cần cho hoạt động quân sự của Mỹ ở Afghanistan.
Năm 2009, cựu Tổng thống Kyrgyzstan Kurmanbek S. Bakiyev đã dự định đóng cửa căn cứ quân sự này của Mỹ. Sau đó, Mỹ đã thuyết phục ông K.S.Bakiyev cho Mỹ sử dụng tiếp và tăng thêm tiền thuê 40 triệu USD. Tân Tổng thống Kyrgyzstan Atambayev khẳng định quân đội Mỹ sẽ chỉ sử dụng tiếp căn cứ quân sự này cho tới năm 2014 - cũng là thời điểm Mỹ đã tuyên bố sẽ triệt thoái quân đội khỏi Afghanistan.
Điều đáng được chú ý nữa trong dự định của tân Tổng thống Kyrgyzstan là căn cứ quân sự của Nga ở Kyrgyzstan không bị ảnh hưởng gì.
Các nhà phân tích quan hệ quốc tế trên thế giới gần như đều cho rằng, định hướng chính sách của Tổng thống mới đắc cử ở Kyrgyzstan là dấu hiệu về điều chỉnh chính sách đối ngoại về an ninh của Kyrgyzstan theo hướng nghiêng nhiều hơn về Nga hoặc là phương cách gây áp lực để rồi ép Mỹ phải nhượng bộ nhiều hơn cả về tài chính lẫn chính trị bởi Mỹ có lợi ích chiến lược lâu dài về nhiều phương diện để duy trì căn cứ quân sự này cả sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan./.
Thủ tướng Hy Lạp vượt qua bỏ phiếu tín nhiệm  (06/11/2011)
Thủ tướng: “Không để xuất khẩu thô khoáng sản"  (05/11/2011)
ASEAN và Nhật nhấn mạnh tăng hợp tác khu vực  (05/11/2011)
Cần có biện pháp thực hiện hiệu quả quản lý giá  (05/11/2011)
Thúc đẩy đầu tư, hợp tác phát triển VN-Luxembourg  (05/11/2011)
Anh sẽ hỗ trợ VN trong những lĩnh vực có thế mạnh  (05/11/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay