Palestin trở thành thành viên đầy đủ của UNESCO
20:23, ngày 01-11-2011
TCCSĐT - Ngày 31-10 vừa qua, với 107 phiếu thuận, 14 phiếu chống và 52 phiếu trắng, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chấp thuận đề nghị của Palestin trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức này. UNESCO là tổ chức đầu tiên của Liên hợp quốc kết nạp Palestin làm thành viên chính thức và điều đó đồng nghĩa với việc công nhận Palestin là nhà nước độc lập.
Chỉ vài giờ sau khi kết quả nói trên được công bố, Mỹ đã tuyên bố ngừng đóng góp tài chính đã cam kết cho UNESCO từ tháng 11-2011. Phần đóng góp tài chính của Mỹ cho UNESCO chiếm 22% ngân sách của tổ chức. Israel cũng tuyên bố sẽ xem xét lại quan hệ hợp tác với UNESCO và do vậy ngân sách của tổ chức này tới đây có thể sẽ bị thiếu hụt tới 25% so với trước.
Trong số 27 thành viên EU có Pháp, Áo và 9 thành viên khác ủng hộ Palestin, Đức và 4 thành viên khác bỏ phiếu chống, các thành viên còn lại bỏ phiếu trắng. Mỹ và Israel chống đối quyết liệt nhất. Mỹ viện dẫn hai bộ luật của mình được áp dụng từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước cấm Chính phủ đóng góp tài chính cho những tổ chức mà Palestin là thành viên đầy đủ.
Tuy nhiên, quyết định nói trên của Mỹ cũng không đảo ngược được xu thế ủng hộ Palestin trong UNESCO. Tổng thư ký UNESCO, bà Irina Bokova, cho biết: UNESCO sẽ phải cắt giảm bớt một số chương trình hoạt động nhưng nhấn mạnh, đối với tổ chức này, vấn đề không chỉ là tài chính mà còn là bảo đảm "tính toàn diện" của tổ chức.
Palestin coi việc được kết nạp vào UNESCO là một thắng lợi ngoại giao có ý nghĩa to lớn. Tổng thư ký Hội đồng điều hành Tổ chức Giải phóng Palestin (PLO) Yasser Abed Rabbo đánh giá việc được kết nạp vào UNESCO là một "bước ngoặt" đối với Palestin và là "bằng chứng rõ ràng rằng đa số các quốc gia trên thế giới ủng hộ quyền của người Palestin được trở thành thành viên đầy đủ của cộng đồng quốc tế".
Sau đề nghị được công nhận là thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc và cho dù Mỹ sẽ dùng quyền phủ quyết để cản phá trong Liên hợp quốc, việc được kết nạp vào UNESCO hậu thuẫn mạnh mẽ Palestin cả về chính trị lẫn pháp lý trong cuộc đấu tranh để xây dựng nhà nước độc lập nói riêng cũng như trong toàn bộ tiến trình hòa bình và hòa giải với Israel nói chung./.
Thủ tướng Estonia sắp thăm chính thức Việt Nam  (01/11/2011)
Tổng thống Kazakhstan kết thúc chuyến thăm Việt Nam  (01/11/2011)
Việt Nam mong muốn hợp tác công nghệ vũ trụ với Nhật Bản  (01/11/2011)
Nhật Bản đánh giá cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của Việt Nam  (01/11/2011)
Cần rà soát, thẩm định lại số liệu trồng rừng và quy hoạch sử dụng đất  (01/11/2011)
Xung quanh Hội nghị cấp cao lần thứ 21 Khối Thịnh vượng chung  (01/11/2011)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên