Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Đại hội XI của Đảng
Đến dự và chỉ đạo buổi Tọa đàm có các đồng chí: TS. Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; GS,TS. Phạm Vũ Luận, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo, PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản; TS. Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông.
Mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 là tới năm 2020, nền giáo dục nước ta đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành được chú trọng, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân. Trong đó, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020 có ít nhất 30% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 85% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại cơ sở mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non dưới 10%. Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên đạt học vấn trung học phổ thông và tương đương, 70% trẻ em khuyết tật được đi học. 25% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và 30% tốt nghiệp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350-400, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học khoảng 70%. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15 trở lên là 98% và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15-35 là 99% đối với cả nam và nữ.
Các đại biểu tham dự Tọa đàm đều nhận định rằng: nhìn lại chiến lược giáo dục 2001-2020, bên cạnh những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển và đổi mới đất nước, giáo dục nước ta vẫn còn tồn tại những yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các ý kiến phát biểu tại tọa đàm đã tập trung vào các nội dung: Vì sao phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục là đổi mới như thế nào; làm thế nào để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục?...
Tại buổi Tọa đàm, nhiều giải pháp được hướng tới như: tập trung bàn và ra nghị quyết xác định mục tiêu, yêu cầu và những vấn đề trọng tâm cần tập trung giải quyết để nền giáo dục Việt Nam thực sự đổi mới căn bản và toàn diện. Quan trọng là xây dựng đề án tổng thể, nêu ra được giải pháp và lộ trình theo quy định của pháp luật, cần có những nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước am hiểu và có kinh nghiệm về lĩnh vực giáo dục. Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, hiện đại và liên thông. Xây dựng, phát triển nhanh đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giỏi… Trong quá trình tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện cần xuất phát từ thực tiễn giáo dục Việt Nam, luôn tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Cần làm từng bước, không nôn nóng, sốt ruột, không làm theo kiểu “phong trào”; đổi mới từng khâu, từng mặt rồi đi đến đổi mới căn bản, toàn diện. Cũng có những giải pháp đưa ra về sự đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục, về nội dung và phương thức giáo dục, về chính sách đối với nhà giáo, về quản lý giáo dục.
Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, TS. Vũ Ngọc Hoàng đánh giá cao những ý kiến khoa học chuyên sâu và tâm huyết của các đại biểu tham dự. Đồng chí nhấn mạnh việc xây dựng và thực hiện những giải pháp đổi mới giáo dục hiện nay vẫn phải luôn bám sát chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra./.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Xin-ga-po lên tầm cao mới  (27/09/2011)
Thành lập cơ sở đầu tiên đào tạo đại học ngành Chính trị học  (27/09/2011)
Hội nghị Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao, sốt rét khu vực Đông Á - Thái Bình Dương lần thứ 8  (27/09/2011)
Liên hợp quốc đánh giá cao sự hợp tác, ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam  (27/09/2011)
WB ưu tiên cao cho việc làm và bình đẳng giới  (27/09/2011)
Mục lục Chuyên đề cơ sở số 57 (9-2011)  (27/09/2011)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên