Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Nguyễn Văn Hải - Thực hành tiết kiệm theo Bác trở thành nếp sống ở các đơn vị quân đội

Trong thời gian qua, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm. Những việc làm “tưởng như rất nhỏ, không đáng kể”, nhưng đã mang lại lợi ích rõ rệt ở một số đơn vị cơ sở. Đó là sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là sự gương mẫu thực hiện của người đứng đầu đơn vị.

Tiêu điểm

Hà Huy Ngọc - Đổi mới chính sách đất đai, vì sự phát triển bền vững của nông nghiệp

Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế của kinh tế nông nghiệp; là điều kiện quan trọng tạo ra môi trường sống đối với các vùng dân cư. Nhưng hiện nay, trong quan hệ đất nông nghiệp đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề cản trở sự phát triển của nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, kìm giữ năng suất lao động ở mức thấp, đòi hỏi có những giải pháp thấu đáo để giải quyết vấn đề này.

Tăng Minh Lộc - Kết quả bước đầu và vấn đề đặt ra qua xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống người nông dân; bởi mục tiêu xây dựng nông thôn mới hướng tới những vấn đề sâu rộng của đời sống kinh tế - xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Bước đầu thực hiện xây dựng nông thôn mới ở 11 xã điểm đã có những kết quả tốt. Để hoàn thiện mô hình điểm còn nhiều việc phải làm.

Huy Tuấn - Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo phương châm xây dựng nông thôn mới

“Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn” là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Đây được coi là giải pháp giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững, cần được triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cùng các bộ, ngành liên quan. Tuy nhiên, phải bảo đảm yêu cầu phù hợp với đặc điểm về tự nhiên, môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội và vấn đề dân tộc của từng vùng, miền. Đây cũng được Đảng và Nhà nước ta coi là một nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đối với địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

Quán triệt, thực hiện chủ trương, chính sách mới

*** Hộ nghèo và sản xuất nhỏ là đối tượng chính tham gia bảo hiểm nông nghiệp

Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở, số tháng 7-2011, đã trích đăng Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thí điểm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về một số nội dung và tiến độ triển khai Quyết định quan trọng này vào thực tiễn, Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở phỏng vấn đồng chí Hồ Xuân Hùng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung quanh vấn đề trên.

Diễn đàn - đối thoại

*** Liên kết “bốn nhà” - Giải pháp cơ bản góp phần xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long

Lời Bộ Biên tập: Quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, ngày 26-7-2011, tại tỉnh Bến Tre, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo khoa học “Liên kết bốn nhà - Giải pháp cơ bản góp phần xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long”.

Chủ trì Hội thảo có các đồng chí: TS Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; PGS, TS Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; GS, TS Trương Giang Long, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre. Tham dự Hội thảo có gần 200 đại biểu là đại diện các bộ, ngành ở Trung ương, các nhà khoa học, lãnh đạo các viện nghiên cứu, trường đại học, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn... khu vực các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long...

Nguyễn Quốc Luật - Nguyễn Văn Công - Cần có chính sách hợp lý cho công tác thủy lợi ở nước ta

Với mục tiêu của Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam hướng tới năm 2020 cấp đủ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, bài toán cấp bách về công tác thủy lợi hiện nay là phải ra sức nâng cao hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi trên cả hai lĩnh vực: đầu tư xây dựng, bảo dưỡng công trình và tổ chức quản ]ý công trình.

Trần Thu Hường - Đào tạo nghề cho nông dân - những thuận lợi và trở ngại

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tiến tới xây dựng thành công nông thôn mới ở Việt Nam, vấn đề đào tạo nghề cho nông dân đang được các cấp, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm.

Đỗ Hùng - Phạm Hạnh - Xây dựng nông thôn mới: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau

Sau hai năm thực hiện thí điểm, mô hình nông thôn mới ở 11 xã điểm trên toàn quốc đã có những thành công bước đầu đáng khích lệ; hình hài nông thôn mới Việt Nam đã và đang được hình thành. Xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một trong những xã điểm được đánh giá có sự phát triển tốt thời gian qua. Những kết quả đạt được của Thụy Hương trong chương trình xây dựng nông thôn mới gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng bộ xã.

Nguyễn Đắc Thủy - Lễ hội truyền thống và du lịch trong bối cảnh giao lưu, hội nhập

Lễ hội và du lịch là hai lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Thực chất mối quan hệ này chính là quan hệ giữa kinh tế và văn hóa. Thực tiễn lịch sử cho thấy, sự thay đổi của kinh tế sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự thay đổi của văn hóa. Đảng ta khẳng định, văn hóa là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội.

Chương trình “Bình chọn và tôn vinh các tổ chức đảng tiêu biểu trong doanh nghiệp” lần thứ nhất

Hội thảo khoa học - Nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng trong các loại hình doanh nghiệp

Lời Bộ Biên tập: Để tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngày càng phát triển, hoạt động có hiệu quả, nền nếp và phát huy vai trò hạt nhân chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng trong các loại hình doanh nghiệp. Xuất phát từ tinh thần đó, thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 17-3-2011, của Bộ Chính trị:  “Về học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng”, và trong khuôn khổ của Chương trình “Bình chọn và tôn vinh các tổ chức đảng tiêu biểu trong doanh nghiệp” lần thứ nhất, ngày 27-8-2011, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng trong các loại hình doanh nghiệp”. Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở xin trân trọng giới thiệu Báo cáo Đễ dẫn của PGS, TS Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, bài Tổng thuật Hội thảo và ý kiến tâm huyết của một số doanh nhân làm công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp.

*** Báo cáo Đề dẫn

*** Tổng thuật hội thảo

*** Vị thế của tổ chức đảng trong doanh nghiệp tùy thuộc một phần vào chính mô hình tổ chức và năng lực của các cá nhân làm công tác xây dựng Đảng

Chương trình “Bình chọn và Tôn vinh các tổ chức đảng tiêu biểu trong doanh nghiệp” lần thứ nhất, do Tạp chí Cộng sản đồng tổ chức, là một điểm nhấn trong đời sống của cộng đồng doanh nghiệp năm 2011. Chương trình cũng là dịp đội ngũ doanh nhân chia sẻ những suy nghĩ, tâm  huyết của mình đối với công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp. Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở lược ghi một số cuộc trao đổi.

Điều tra - phóng sự

Phan Quốc Huy - Doanh nghiệp và nông dân trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại An Giang

Trong khi nhiều nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đang lo thấp thỏm từng ngày khi giá lúa “nóng lạnh” lên xuống thất thường, thì những nông dân tham gia ký kết hợp đồng bao tiêu theo mô hình liên kết sản xuất lúa tiêu chuẩn chất lượng cao VietGAP đã chắc ăn thu về trong tay hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Nguyên nhân: lúa của họ được thu mua hết tại ruộng mà chẳng tốn chi phí chuyên chở hay bị ép giá, kỳ kèo “bớt một thêm hai”. Lợi ích đó có được từ mô hình liên kết “Cánh đồng mẫu” đang triển khai tại An Giang.

Gương mặt tiêu biểu, xuất sắc thời kỳ đổi mới

Đỗ Văn Sang - Dấu ấn anh Bộ đội Cụ Hồ ở vùng biên giới Tây Nguyên

Dấu ấn của Công ty 75 in đậm trong lòng đồng bào dân tộc thiểu số tại 46 thôn, làng, thuộc 3 huyện biên giới Đức Cơ, Ia Grai và Chư Prông (tỉnh Gia Lai), có lẽ không phải ở những  kết quả kinh doanh ấn tượng, mà giản dị ở tình cảm quân dân sâu đậm và những việc Công ty đã giúp hàng nghìn hộ dân ổn định đời sống, mang lại bình yên ở nơi vốn trước đây từng là “điểm nóng” về an ninh - trật tự xã hội.

Kinh nghiệm từ cơ sở

Lê Minh Tuynh - Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh ở Bắc Trung Bộ

Phía Tây “gối đầu” vào dãy Trường Sơn hiểm trở, phía Đông nhìn ra Biển Đông thiêng liêng rộng lớn, Bắc Trung Bộ là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng - an ninh của đất nước. Do đó, song hành với sự phát triển về kinh tế - xã hội, Bắc Trung Bộ luôn gắn chặt  với củng cố, xây dựng quốc phòng - an ninh.

Lê Thị Vương Hạnh - Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp ở Bình Định

Hiện đại hóa phương thức sản xuất là giải pháp hữu hiệu để tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, nhất là ở một địa phương như tỉnh Bình Định, nơi diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm vỏn vẹn 20% diện tích đất tự nhiên.

Huỳnh Kim Kính - Phú Ninh gắn phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng nông thôn mới

Khi mới thành lập (năm 2005), Phú Ninh là huyện nghèo, thuần nông, điểm xuất phát về kinh tế - xã hội thấp, kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ, nguồn lực đầu tư cho phát triển còn hạn chế, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn... Để thoát khỏi thực trạng này, ngay từ Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010, Đảng bộ huyện đã xác định: Không còn con đường nào khác là phải xây dựng huyện nông thôn mới, tận dụng và khai thác các thế mạnh, tiềm năng địa phương nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Việt Hưng - Khi người dân được tham gia quyết định và triển khai dự án ở nông thôn

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chúng ta đã triển khai nhiều dự án và nói chung nhiều dự án tương đối tốt, dù ở mức độ khác nhau, nhưng không ít dự án chỉ nằm trên giấy hoặc thực thi lại “đầu voi, đuôi chuột”, “đánh trống, bỏ dùi...”? Vì sao vậy? Bởi hầu hết dự án đều xuất phát từ các cơ quan tư vấn chuyên môn, từ các cơ quan quản lý cấp trên và ở bên ngoài cộng đồng mà thiếu sự tham góp của người dân liên quan. Thực tiễn khẳng định, người dân tại chỗ nếu được tham gia dự án như là một nhân tố trong quá trình ra quyết định thì khả năng thành công của dự án sẽ bảo đảm chắc chắn  hơn. Trường hợp dự án Hồ thủy điện Cửa Đạt (tỉnh Thanh Hóa) là một minh chứng về điều này.

Nhìn ra thế giới

Thảo Linh - Chính sách phát triển nông thôn trên thế giới và kinh nghiệm cho xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, nhằm ổn định chính trị, xã hội, xóa đói giảm nghèo bằng các chính sách cụ thể là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ các chính sách đó, thành tựu về phát triển nông thôn đã thực hiện thành công ở một số quốc gia/vùng lãnh thổ, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Hà Lan, Đài Loan trong thời gian qua và cũng là kinh nghiệm để Việt Nam tham khảo trong việc xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Nhịp cầu bạn đọc

*** Về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

Lời Bộ Biên tập: Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 120/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP, ngày 23-3-2011, của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12, ngày 24-11-2010, của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở số ra kỳ này xin trao đổi cùng bạn đọc chung quanh vấn đề trên.