Xung quanh Nghị quyết mới về vấn đề hạt nhân I-ran
Ngày 3-3, tại phiên họp thứ 5848, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với 14 phiếu thuận, 1 phiếu trắng (In-đô-nê-xi-a) đã thông qua Nghị quyết số 1803, do Anh và Pháp bảo trợ, về vấn đề hạt nhân của I-ran.
Trừng phạt... nhưng để ngỏ đàm phán hòa bình
Đây là Nghị quyết thứ 3 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề hạt nhân I-ran. Hai Nghị quyết trước đó là Nghị quyết 1737 (năm 2006) và Nghị quyết 1747 (năm 2007) đã được Hội đồng Bảo an nhất trí thông qua. Theo Nghị quyết 1803, Liên hợp quốc sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với I-ran vì nước này đã không ngừng tiến hành các chương trình làm giàu u-ra-ni-um mà phương Tây nghi ngờ có thể sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân. Các biện pháp trừng phạt mới đó bao gồm việc phong tỏa tài sản của I-ran ở nước ngoài, quy định việc giám sát tài chính đối với hai ngân hàng của I-ran bị nghi ngờ liên quan tới hoạt động phổ biến hạt nhân, đồng thời kêu gọi các nước cảnh giác trong việc cung cấp tín dụng cho hoạt động xuất khẩu của I-ran; cấm 5 viên chức I-ran được ra nước ngoài và cấm bán cho I-ran các trang thiết bị có thể sử dụng cho mục đích quân sự.
Mặc dù vậy, Nghị quyết cũng nhấn mạnh mong muốn của các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiếp tục tăng cường nỗ lực ngoại giao, thông qua đàm phán hòa bình giữa I-ran với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hay với người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Gia-vi-e Xô-la-na…
I-ran vẫn theo đuổi chương trình hạt nhân?
Ngay sau kết quả bỏ phiếu, Phó Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử I-ran Mô-ham-mát Xa-ê-đi đã lên tiếng cảnh báo: Nghị quyết với các lệnh cấm vận mới mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa thông qua chỉ làm phức tạp thêm quan hệ vốn gặp nhiều trắc trở giữa I-ran và phương Tây. Đại sứ I-ran tại Liên hợp quốc Mô-ham-mát Kha-di cũng nhấn mạnh việc I-ran sẽ không tuân thủ nghị quyết mới chống lại chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình của nước này.
Tiếp tục khẳng định chương trình nguyên tử của I-ran là để sản xuất điện năng, chứ không phải để chế tạo vũ khí hạt nhân và I-ran không bao giờ từ bỏ quyền theo đuổi một chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình, Tổng thống Ma-mút A-ma-di-nê-giát cho biết: “I-ran đã có 3.000 máy ly tâm làm giàu u-ra-ni-um” và “mỗi tuần lại có thêm một hệ máy được cài đặt”. Trước đó, ông A-ma-di-nê-giát từng tuyên bố: “Thế giới đang nghĩ rằng mỗi Nghị quyết đưa ra sẽ làm người I-ran chùn thêm một bước. Nhưng, sau mỗi Nghị quyết, dân tộc I-ran lại đưa ra một thành tựu mới về nguyên tử”.
Được biết, đến thời điểm này, I-ran đã nhận được từ Nga chuyến hàng nhiên liệu hạt nhân thứ 4 dùng cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Bu-si-hơ do Nga xây dựng. Nga bắt đầu giao nhiên liệu cho I-ran từ tháng 12-2007 sau khi tình báo Mỹ công bố báo cáo rằng Tê-hê-ran đã ngưng chương trình vũ khí hạt nhân từ năm 2003 và chưa khởi động lại các chương trình đó. Cả Nga và Mỹ đều nói rằng những chuyến hàng, dự kiến gồm 80 tấn nhiên liệu, được cung cấp để I-ran không cần phải tự tinh luyện u-ra-ni-um. Nhà máy này sẽ chính thức hoạt động vào giữa năm nay và đạt 50% công suất vào năm 2009.
Tình hình sẽ cải thiện?
Ngày 5-3, Tổng thống A-ma-di-nê-giát đã bác bỏ lời kêu gọi của các cường quốc trên thế giới về việc mở cuộc hội đàm giữa ông Xô-la-na, người phụ trách chính sách đối ngoại của EU với Trưởng đoàn Đàm phán hạt nhân I-ran Xa-ít Gia-li-ni đồng thời tuyên bố Tê-hê-ran sẽ chỉ thảo luận về chương trình hạt nhân của họ với IAEA.
Trong một diễn biến khác, có thông tin cho rằng, ngoài Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, IAEA có thể xem xét tới một Nghị quyết riêng của mình để gây áp lực đối với I-ran buộc nước này phải cung cấp thêm thông tin về chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của họ. Vẫn chưa hết, vấn đề hạt nhân I-ran được dự đoán là sẽ càng trở nên phức tạp hơn vì giới chức I-xra-en cho biết, Thủ tướng nước này Ê-út Ôn-mớt đã khẳng định ông không loại bỏ bất cứ giải pháp nào để ngăn chặn việc I-ran sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, giới phân tích loại trừ khả năng xảy ra các hành động quân sự, bởi điều đó sẽ không giải quyết được tình hình, ngược lại còn đẩy I-ran tiến nhanh hơn tới việc rút khỏi Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, sẽ thực hiện hàng động trả đũa bằng mọi nguồn lực, nhất là tập trung cho việc chế ra một hoặc hai quả bom nguyên tử trong thời gian sớm nhất. Không chỉ vậy, cuộc tấn công cũng sẽ buộc các quốc gia vùng Vịnh khác như Ả rập Xê-út hay Ai Cập tiến tới triển khai các chương trình hạt nhân.
Việt Nam ủng hộ vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề hạt nhân I-ran
Đó là khẳng định của Đại sứ Lê Lương Minh, Trưởng Phái đoàn Thường trực, Đại diện Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đại sứ Lê Lương Minh chỉ rõ: “… Việt Nam tin tưởng mạnh mẽ rằng cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết hoà bình vấn đề hạt nhân của I-ran, kể cả việc chấm dứt chính sách thù địch chống I-ran, bảo đảm các lợi ích an ninh chính đáng của I-ran và tôn trọng quyền của I-ran được sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình…”. Nhưng, việc phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình này cần minh bạch trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân với sự giám sát chặt chẽ của quốc tế. Đây là yêu cầu tối quan trọng bởi nguyên liệu hạt nhân có nguy cơ rơi vào tay các phần tử khủng bố.
Cũng theo Đại sứ Lê Lương Minh, đàm phán và đối thoại vẫn là chìa khóa để giải quyết cuộc khủng hoảng xung quanh vấn đề hạt nhân của I-ran. “Kết quả các cuộc thương lượng gần đây giữa I-ran và IAEA cho thấy hai bên có thể tiến gần hơn tới các thỏa thuận được cả hai chấp nhận nếu tiếp tục các nỗ lực ngoại giao đúng hướng”.
Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước  (18/03/2008)
Âm mưu, thủ đoạn “lật đổ chính trị trong hòa bình” của Mỹ và phương Tây ở các nước Trung Á và Đông Âu thời gian qua  (18/03/2008)
Âm mưu, thủ đoạn “lật đổ chính trị trong hòa bình” của Mỹ và phương Tây ở các nước Trung Á và Đông Âu thời gian qua  (18/03/2008)
Âm mưu, thủ đoạn “lật đổ chính trị trong hòa bình” của Mỹ và phương Tây ở các nước Trung Á và Đông Âu thời gian qua  (17/03/2008)
Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Nhật Bản  (17/03/2008)
Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Nhật Bản  (17/03/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên