Năm 2009: Hà Nội cần tập trung ngăn chặn suy giảm kinh tế, đầu tư hiệu quả kết cấu hạ tầng
Ngày 17-12, tại Hà Đông, Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng với 18 bộ, ngành giao ban với lãnh đạo thành phố Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đô thị; công tác chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và nhiệm vụ trọng tâm năm 2009. | ||
Trong quá trình thực hiện các giải pháp của Chính phủ, kết luận của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đô thị, năm 2008, thành phố Hà Nội đã thực hiện khá tốt 5 nhóm giải pháp trọng tâm Chính phủ đề ra, đã giảm chi tiêu công, cắt, giãn các dự án đầu tư chưa cần thiết, tiết kiệm chi thường xuyên; tạm dừng chi cho các công việc chưa thật sự cấp bách với số tiền trên 60 tỉ đồng; ngừng triển khai và giãn tiến độ 56 dự án với tổng kế hoạch vốn cắt giảm 614 tỉ đồng, bổ sung cho quỹ giải quyết việc làm 20 tỉ đồng, quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho riêng các hộ bị thu hồi trên 30% đất sản xuất nông nghiệp.
Thành phố cũng xét duyệt 345 dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm với số tiền gần 40 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 120 nghìn lao động. Ngoài ra còn kịp thời hỗ trợ khắc phục thiên tai, phòng chống dịch bệnh và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trên 280.000 người. Trong năm qua, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững, quan hệ đối ngoại, hợp tác và phát triển với các cơ quan, tổ chức, địa phương trong và ngoài nước được mở rộng. Thành phố Hà Nội cũng tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đã phê duyệt đầu tư 14 dự án, giải phóng mặt bằng 15 dự án, khởi công xây dựng 12 công trình, 40 đồ án quy hoạch cũng đã được phê duyệt. Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 còn nhiều tồn tại, như quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu; việc quản lý đất công còn lỏng lẻo; hầu hết các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đều chậm tiến độ; tỷ lệ đói nghèo còn cao; giao thông, môi trường còn nhiều bất cập…
Một số ý kiến của Bộ, ngành tập trung đề cập tới việc chỉnh trang khu trung tâm hành chính Ba Đình; chú trọng xây dựng hạ tầng khung cho thành phố; rà soát lại quy hoạch khu trung tâm thể thao Mỹ Đình, khu công nghệ cao, làng văn hóa, quản lý chặt chẽ việc xây dựng mới ở các bệnh viện. Một số ý kiến đề nghị Chính phủ sớm quyết định một số vấn đề về địa giới Thủ đô; tăng thêm nhân sự cho UBND các quận huyện; có kế hoạch tập trung cho kiểm tra giao thông, tiêu thoát nước thành phố … Các Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Gia Khiêm, Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ, ngành nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch thành phố Hà Nội cho phù hợp trình Chính phủ; các đề án chống ùn tắc giao thông; cơ chế khai thác quỹ đất để phát triển Thủ đô; xây dựng quy chế xây nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân; cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy làm việc của Hà Nội sau hợp nhất; cần triển khai ngay chương trình Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; trình Quốc hội Luật Thủ đô; sớm thực hiện thí điểm Chính quyền quản lý đô thị; giải quyết dứt điểm các dự án dang dở như đường vành đai 3, cầu Vĩnh Tuy; triển khai dự án cầu Nhật Tân, đường cao tốc đi sân bay Nội Bài…
Kết luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của lãnh đạo thành phố Hà Nội năm qua đã cùng cả nước thực hiện thắng lợi những giải pháp Chính phủ đề ra. Đặc biệt là việc nhanh chóng ổn định tổ chức sau hợp nhất mở rộng Thủ đô; tích cực giải quyết vụ việc tại 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng đúng chủ trương, pháp luật, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Công tác chuẩn bị 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được triển khai khá tích cực, việc phòng chống thiên tai, dịch bệnh cũng được quan tâm đúng mức…. Nhìn chung năm 2008 Hà Nội đạt kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật là việc nhanh chóng ổn định bộ máy làm việc sau khi sáp nhập địa giới hành chính.
Thủ tướng nhận định, năm 2009, tình hình kinh tế sẽ khó khăn hơn, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%, trong khi kinh tế thế giới được dự báo chỉ tăng khoảng 2% gây tác động lớn đến nước ta. Thủ tướng cũng lưu ý một thực tế đáng lo ngại trong những tháng qua chỉ tiêu về công nghiệp, thương mại, dịch vụ liên tục giảm… Vì vậy, năm 2009 Hà Nội phải bằng mọi biện pháp cùng cả nước đặt trọng tâm là ngăn chặn suy giảm kinh tế. Phải tập trung và duy trì sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Chú trọng quy hoạch hạ tầng, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch trong giai đoạn mới. Phải quyết liệt thực hiện những công trình kỷ niệm một 1.000 Thăng Long - Hà Nội đúng tiến độ. Thủ tướng cho rằng, hiện nay với năng lực thi công, vật liệu khá dồi dào, trước mắt Hà Nội cần tập trung đầu tư hiệu quả cho hạ tầng như giao thông, trường học, nhà xã hội, nhà ở cho công nhân... Thủ tướng đề cập đến vai trò lãnh đạo trong tổ chức điều hành, phải quyết liệt, phù hợp với tình hình mới nhưng phải linh hoạt. Thủ tướng cũng giao trách nhiệm cho các Bộ, ngành chủ động phối hợp với Hà Nội quản lý đất đai chặt chẽ và khi đã có quy hoạch, có vốn thì phải nhanh chóng thực hiện các dự án. Bên cạnh đó phải bảo đảm an sinh xã hội, không để người lao động mất việc làm, chăm lo những vùng khó khăn do mở rộng Thủ đô./. |
Tiến tới “Một xã hội không dây”  (18/12/2008)
Hoạt động của đoàn đại biểu Tạp chí Cộng sản tại Hy Lạp và I-ta-li-a  (17/12/2008)
Mục lục Chuyên đề cơ sở số 22 (10-2008)  (17/12/2008)
Mục lục Chuyên đề cơ sở số 21 (9-2008)  (17/12/2008)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 792 (10-2008)  (17/12/2008)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam