Iran - Thị trường đầu tư, xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam
Tại Hội thảo giới thiệu tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Trung Đông vừa được Cục Xúc tiến thương mại tổ chức tại Hà Nội, Iran được đánh giá là thị trường đầu tư và xuất khẩu hấp dẫn mà các doanh nghiệp Việt Nam không thể bỏ qua.
Theo ông Nguyễn Công Hiến, Phó Vụ trưởng Vụ châu Phi-Tây và Nam Á thuộc Bộ Công Thương, Iran là một thị trường lớn ở khu vực Trung Đông và có nhu cầu nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Hằng năm, nước này phải nhập khẩu tới 1 triệu tấn gạo nhưng những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang Iran vài chục nghìn tấn, chiếm khoảng 4-5% thị phần. Năm cao nhất Iran nhập khẩu 300.000 tấn gạo từ Việt Nam.
Tương tự, nhu cầu nhập khẩu chè của Iran là khoảng 20.000 tấn/năm trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ xuất sang thị trường này vài trăm tấn. Từ năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam mới có bước đột phá, đưa Iran trở thành thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam.
Không chỉ có gạo và chè, nhu cầu hàng tiêu dùng nhập khẩu của Iran cũng tăng nhanh về số lượng và chủng loại, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Iran hiện đang nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Việt Nam nhưvải sợi, quần áo may sẵn, giày dép thể thao, nước hoa quả hộp, hạt tiêu và cà phê, với giá trị tương đối lớn.
Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Iran đạt khoảng 107 triệu USD, trong đó Iran xuất sang Việt Nam 60 triệu USD và nhập khẩu 47 triệu USD.
Về lĩnh vực đầu tư, Đại sứ Iran tại Việt Nam Seyed Javad Ghamvam Shahidi khẳng định khả năng hợp tác của hai nước trong lĩnh vực dầu khí đang có nhiều tiềm năng. Là một trong những nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, Iran sẽ là đối tác và là nhà cung cấp dầu thô tiềm năng cho các nhà máy lọc dầu của Việt Nam.
Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã triển khai một dự án khai thác dầu khí ở lô Danan của Iran.
Phía Iran cũng đã khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc khai thác nguồn tài nguyên dầu khí, xem xét khả năng đầu tư vào nền công nghiệp dầu khí tại Việt Nam cũng như trao đổi các chuyên gia kỹ thuật và đào tạo trong các lĩnh vực lọc dầu, hóa dầu và năng lượng sạch./.
Suy thoái kinh tế Mỹ kéo dài ít nhất 1 năm  (17/10/2008)
Việt Nam - FAO: 30 năm hướng tới mối quan hệ đối tác  (17/10/2008)
Trao giải top 500 nhà bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương  (17/10/2008)
Mục lục Chuyên đề cơ sở số 20 (8-2008)  (17/10/2008)
FED thừa nhận kinh tế Mỹ đang khủng hoảng  (17/10/2008)
Trung tâm tài chính Mỹ chuyển sang Oa-sinh-tơn  (17/10/2008)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay