Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng một Liên hợp quốc
Ngày 11-11, tại Hà Nội, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đã tổ chức hội nghị quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng mô hình Một Liên hợp quốc tại các nước thí điểm.
Việt Nam là một trong 8 nước tự nguyện thực hiện thí điểm cải cách Liên hợp quốc ở cấp quốc gia, theo đó các cơ quan của Liên hợp quốc sẽ có Kế hoạch chung, một Hệ thống quản lý chung, một Ngân sách chung, một Lãnh đạo chung và một Ngôi nhà chung.
Theo Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Quốc Cường, Việt Nam được lựa chọn là nước đầu tiên đăng cai hội nghị của UNESCO về chủ đề Một Liên hợp quốc, thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao của tổ chức này đối với Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Cường cho biết, trong hai năm thực hiện, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong cả 5 cấu phần chính của Sáng kiến Một Liên hợp quốc. Ông Cường còn cho rằng, theo kinh nghiệm của Việt Nam, để Sáng kiến Một Liên hợp quốc có thể phát huy đầy đủ và hiệu quả, các nước cần tham gia một cách tích cực và toàn diện vào tất cả các cấu phần.
Tại hội nghị kéo dài trong 3 ngày này, Việt Nam sẽ cùng đại diện các Ủy ban quốc gia UNESCO của 8 nước thí điểm và đại diện 19 quốc gia đang chuẩn bị văn kiện Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của Liên hợp quốc (UNDAF) thảo luận các biện pháp và đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình cải tổ Liên hợp quốc.
Hội nghị cũng là dịp để đánh giá kết quả việc thực hiện sáng kiến Một Liên hợp quốc trong hai năm qua, đồng thời phân tích vai trò của các Ủy ban quốc gia UNESCO tại các nước thí điểm trong tiến trình này.
Sáng kiến Một Liên hợp quốc được đưa ra nhằm xóa bỏ sự chồng chéo và trùng lặp giữa các tổ chức thành viên của Liên hợp quốc, đồng thời nhằm tăng cường tính hiệu quả, minh bạch và dân chủ cũng như sự phối hợp, gắn kết trong nội bộ Liên hợp quốc. Mục tiêu cuối cùng của sáng kiến này là nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các nước thành viên Liên hợp quốc.
Năm 2007, Việt Nam và Liên hợp quốc đã ký Kế hoạch hành động chung đến năm 2010 nhằm tiếp tục tối ưu hóa các hoạt động của tổ chức đa quốc gia lớn nhất hành tinh này tại Việt Nam./.
3,6 triệu lượt du khách quốc tế đến Việt Nam  (11/11/2008)
Hà Nội: Dự kiến đầu tư 1,2 tỉ USD xây đường sắt đô thị  (11/11/2008)
Cần 480 tỉ đồng để mua giống cho nông nghiệp  (11/11/2008)
80 triệu USD cải thiện hệ thống y tế Nam Trung Bộ  (11/11/2008)
Thành phố Hồ Chí Minh vận động đóng góp Quỹ Giảm nghèo  (11/11/2008)
WB tài trợ phát triển giao thông đường thủy Bắc Bộ  (11/11/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên