Thủ tướng sẽ giải trình một số vấn đề lớn về quản lý, điều hành của Chính phủ
Tính đến cuối buổi sáng nay (10-11-2008), đã có 292 chất vấn của 122 đại biểu (ở 46 Đoàn đại biểu Quốc hội) gửi đến Thủ tướng Chính phủ và 21 bộ trưởng, trưởng ngành.
1- Thủ tướng Chính phủ nhận được 43 chất vấn về các vấn đề chính sách vĩ mô trong việc điều hành nền kinh tế; giải pháp tiếp tục kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả; công tác điều hành xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2008 đối với một số mặt hàng như: gạo, thép, ô tô; hiệu quả công tác thông tin, dự báo thị trường; công tác chỉ đạo xử lý các vụ việc liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường; những bất cập của Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ tái định cư; hiệu quả của công tác quản lý, đào tạo cán bộ và thanh tra công vụ.
2- Bộ trưởng Bộ Công Thương có 50 chất vấn: về chủ trương ngừng xuất khẩu gạo; tình trạng gian lận thương mại; nhập siêu; nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng thiếu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt; hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty điện lực Việt Nam; công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng và giá cả các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp; chính sách thuế xuất nhập khẩu và giá cả một số mặt hàng thiết yếu.
3- Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường nhận được 30 chất vấn về: Tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý nhà nước về môi trường tại một số khu công nghiệp, công ty, nhà máy trong thời gian qua (nhất là vụ việc tại Công ty Vê Đan); tình trạng chặt phá rừng và các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng; việc khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên quý hiếm; giải pháp khắc phục tình trạng khiếu kiện liên quan đến đất đai (nhất là việc thu hồi, đền bù đất cho dân).
4- Bộ trưởng Bộ Tài chính nhận 27 chất vấn về biện pháp bảo đảm thu ngân sách để đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Giải pháp thu hồi ngân sách cho vay, tạm ứng còn chưa thu hồi được; giải pháp bảo đảm an ninh tài chính. Tình trạng bố trí vốn đầu tư phát triển thiếu tập trung. Trách nhiệm để chỉ số lạm phát tăng cao. Tình trạng thuế nhập khẩu ô tô thiếu nhất quán; sự “tụt dốc” của thị trường chứng khoán; cơ chế tạo nguồn làm quỹ để điều chỉnh mức lương tối thiểu theo lộ trình cải cách chính sách tiền lương của nhà nước.
5- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo có 18 chất vấn về giải pháp phát triển nền giáo dục; quản lý chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục đại học mới được thành lập trong thời gian gần đây; tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu giáo viên ở bậc trung học cơ sở; các vấn đề liên quan đến nội dung sách giáo khoa và giá sách giáo khoa.
6- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận 18 chất vấn về: hiệu quả công tác phòng chống lụt, bão năm 2008; giải pháp “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” nền nông nghiệp, phát triển đồng bộ hệ thống thuỷ lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp; công tác quản lý giá cả và chất lượng các loại vật tư nông sản; hướng tiêu thụ nông sản cho nông dân; một số bất cập về chính sách miễn thuỷ lợi phí; hiệu quả, giải pháp đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển và bảo vệ rừng.
7- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 18 chất vấn về: tốc độ tăng trưởng GDP các tháng qua; tình trạng nhập siêu; hướng đơn giản hoá thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản; tiêu chí phân bổ vốn đầu tư cho địa phương còn nhiều bất cập; chính sách cân đối thu, chi ngân sách ở các địa phương.
8- Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội nhận được 16 chất vấn về: Nguyên nhân việc chậm triển khai giải ngân kinh phí hỗ trợ các hộ cận nghèo và giải pháp triển khai trong thời gian tới; biện pháp sớm triển khai việc điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức và người lao động; hướng điều chỉnh chế độ ưu đãi đối với thương binh và chính sách tiền lương đối với bộ đội chuyển ngành; chủ trương giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn; chính sách hỗ trợ cho cán bộ kháng chiến đã nghỉ hưởng chính sách 1 lần từ những năm 1990 về trước; việc giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong.
9- Bộ trưởng Bộ Y tế nhận được 13 chất vấn về: giải pháp quản lý và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải y tế; công tác quản lý nhân lực ngành y tế; vấn đề y đức; chính sách đầu tư phát triển đồng bộ ngành y; cơ sở của các quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ cho việc cấp bằng lái xe.
10- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có 11 chất vấn về: Chất lượng xét xử một số vụ án trọng điểm; tình trạng chậm xem xét, trả lời đơn thư khiếu nại của nhân dân tại một số cơ quan, đơn vị chức năng thuộc hệ thống Tòa án; hướng khắc phục tình trạng tồn đọng đơn khỏng nghị các bản án, quyết định của tòa án; hướng xử lý đơn, thư khiếu kiện của công dân có liên quan tới lĩnh vực đất đai; tiến độ và chất lượng xột xử một số vụ án tại các địa phương.
11- Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải có 09 chất vấn về: Tiến độ triển khai các công trình giao thông trọng điểm; việc quản lý giá cước và hoạt động của các loại phương tiện giao thông công cộng, nhất là xe buýt, taxi ở các thành phố lớn.
12- Thống đốc Ngân hàng nhà nước có 05 chất vấn: Trách nhiệm để xảy ra tình trạng lạm phát và lãi suất tín dụng tăng cao; vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn, hướng giải quuyết những vướng mắc đó...
Trên cơ sở số lượng chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Thủ tướng Chính phủ, từng bộ trưởng, trưởng ngành, sau khi xem xét nội dung các chất vấn, qua theo dõi thảo luận tình hình kinh tế - xã hội và sau khi trao đổi với Thường trực Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách các bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn trực tiếp:
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên:
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường, trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường nhất là vụ việc xảy ra tại công ty VEDAN, Nhà máy HYUNDAI VINASHIN…).
+ Tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản tràn lan ở các địa phương và trách niệm quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát:
+ Trách nhiệm của Bộ trước tình trạng gạo trong nông dân không tiêu thụ được.
+ Thực trạng, trách nhiệm và giải pháp trước tình trạng chặt phá rừng gia tăng, diễn biến phức tạp.
+ Việc kiểm soát giá cả, chất lượng vật tư nông nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh:
+ Giải pháp bảo đảm thu ngân sách theo kế hoạch; quản lý chống gian lận thuế; cơ chế tạo nguồn làm quỹ tăng lương theo lộ trình tăng lương của nhà nước.
+ Giải pháp thu hồi ngân sách cho vay, tạm ứng và giải pháp bảo đảm an ninh tài chính.
+ Trách nhiệm để chỉ số lạm phát tăng cao; giải pháp ngăn chặn sự “tụt dốc” của thị trường chứng khoán cơ chế điều hành giá bán lẻ xăng khi giá dầu giảm.
Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Giàu:
+ Giải pháp bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và việc thành lập mới các ngân hàng thương mại.
+ Giải pháp khắc phục tình trạng lạm phát và lãi suất tín dụng tăng cao.
+ Giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho sản xuất, kinh doanh; triển khai thực hiện chính sách cho vay ưu đói đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng:
+ Cung cầu, quản lý chất lượng các loại hàng hóa thiết yếu, tình trạng gian lận thương mại; chủ trương ngừng xuất khẩu gạo.
+ Công tác điều hành thuế xuất nhập khẩu, giải pháp giảm nhập siêu.
+ Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, việc Tập đoàn Điện lực trả lại 13 dự án điện.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân:
+ Tình trạng thành lập quá nhiều các trường đại học và cao đẳng và chất lượng đào tạo ở các cơ sở giáo dục mới thành lập.
+ Giải pháp khắc phục tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu giáo viên ở bậc trung học cơ sở.
+ Giải pháp quản lý nội dung và công tác in ấn, xuất bản sách giáo khoa.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu:
+ Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải y tế; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Thực trạng và giải pháp bảo đảm nhân lực ngành y tế.
Thủ tướng Chính phủ cũng nhận được nhiều chất vấn, vì vậy, sau khi các bộ trưởng, trưởng ngành trả lời, Thủ tướng Chính phủ sẽ giải trình một số vấn đề lớn về quản lý, điều hành thuộc trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trình bày thêm một số vấn đề mà Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm và trả lời các chất vấn trực tiếp của đại biểu.
Về cách thức chất vấn và trả lời chất vấn, mỗi bộ trưởng, trưởng ngành tập trung trả lời những vấn đề chính, có tính bức xúc thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Đại biểu Quốc hội cũng chỉ chất vấn bổ sung để làm rõ các vấn đề đó. Trong quá trình bộ trưởng, trưởng ngành trả lời, nếu nội dung nào liên quan đến bộ trưởng, trưởng ngành khác thì chủ toạ phiên họp có thể mời bộ trưởng, trưởng ngành đó trả lời để làm rõ vấn đề.
Dự kiến, Quốc hội sẽ dành hai ngày rưỡi cho các phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn. Mỗi bộ trưởng, trưởng ngành có khoảng gần 2 tiếng để vừa nghe đại biểu chất vấn vừa trả lời chất vấn của đại biểu.
Quốc hội có thể ra Nghị quyết chung xác định rõ những vấn đề cần được tập trung giải quyết sau chất vấn ở mỗi lĩnh vực và Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát tại các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 3-11 đến 9-11-2008)  (10/11/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 3-11 đến 9-11-2008)  (10/11/2008)
Do đâu nước Mỹ bầu chọn Ba-rắc Ô-ba-ma làm Tổng thống?  (10/11/2008)
Hội nghị thông báo kết quả nghiên cứu khoa học xã hội Nam Bộ, năm 2008  (10/11/2008)
1,35 tỉ đồng giúp người dân Hà Nội bị lụt  (10/11/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên