Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh các mức lãi suất
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá XII về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, chủ động ngăn chặn suy giảm, bảo đảm an sinh xã hội; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành các văn bản có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2008 về điều chỉnh giảm lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định mức lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đối với khách hàng. Trong đó, có một số điều chỉnh giảm như:
- Giảm mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ 11%/năm xuống 10%/năm; giảm lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng (TCTD) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng từ 16,5%/năm xuống 15%/năm. Giảm lãi suất tái cấp vốn từ 12%/năm xuống 11%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 10%/năm xuống 9%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng giảm từ 12%/năm xuống 11%/năm.
- Giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với TCTD từ 10,0%/năm xuống 9%/năm.
- Điều chỉnh giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như sau:
Đối với các NHTM nhà nước (không bao gồm Ngân hàng NNo&PTNT), NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam giảm từ 8% xuống 6%; đối với Ngân hàng NNo&PTNT giảm từ 5% xuống 3%;
Đối với các NHTM nhà nước (không bao gồm Ngân hàng NNo&PTNT), NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ giảm từ 9% xuống 7%; Đối với Ngân hàng NNo&PTNT, NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương giảm từ 8% xuống 6%;...
Mục đích của việc thực hiện các giải pháp nêu trên là nhằm tạo điều kiện cho các TCTD và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đảm bảo khả năng huy động vốn và thanh toán, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, giảm lãi suất cho vay; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển./.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Ngô Gia Tự  (03/12/2008)
Hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ tài chính và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009  (03/12/2008)
Ngô Gia Tự - Người cộng sản lỗi lạc của Đảng  (03/12/2008)
Xứng đáng truyền thống quê hương đồng chí Ngô Gia Tự  (03/12/2008)
Công bố Luật cán bộ, công chức và 2 Nghị quyết về hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân  (03/12/2008)
3 nhiệm vụ trọng tâm, 5 giải pháp cấp bách  (03/12/2008)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên