Xứng đáng truyền thống quê hương đồng chí Ngô Gia Tự
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vì nước vì dân của đồng chí Ngô Gia Tự là tấm gương sáng cho các thế hệ học tập và noi theo. Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh - quê hương của đồng chí Ngô Gia Tự - mãi ghi nhớ, tự hào và nguyện phấn đấu không ngừng, thực hiện hoài bão, lý tưởng cao cả của đồng chí đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, vì hạnh phúc cho nhân dân.
Bắc Ninh sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh.
Phát huy truyền thống quê hương Kinh Bắc, nơi có nhiều chiến sĩ cách mạng kiên cường như đồng chí Ngô Gia Tự, người cộng sản lỗi lạc thuộc thế hệ tiền bối của Đảng ta, qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (2005 - 2010), Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Công nghiệp hoá, hiện đại hóa được đẩy mạnh, kinh tế tiếp tục duy trì tăng trưởng cao
Bình quân 3 năm 2006 - 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,56%. Năm 2008, tổng sản phẩm xã hội ước đạt 17.736 tỉ đồng, bình quân đầu người là 17 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 đạt khoảng 2.230 tỉ đồng, tăng 2,55% so với năm 2005. Các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất, làm tăng giá trị trên mỗi héc-ta canh tác từ 37,8 triệu đồng năm 2005 lên 48,6 triệu năm 2007, năm 2008 ước đạt 55 triệu đồng. Tỉnh đã tập trung đầu tư tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và đô thị, từng bước cơ giới hóa nông nghiệp và đô thị hóa nông thôn. Do đó, kinh tế nông nghiệp và diện mạo nông thôn trong những năm qua đã có những tiến bộ đáng ghi nhận.
Cùng với mức tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ cũng phát triển với tốc độ cao. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng bình quân hằng năm là 22% (vượt chỉ tiêu Đại hội 2%). Trong đó, tăng trưởng bình quân của riêng ngành công nghiệp trong nửa nhiệm kỳ qua là 30,7%, cao hơn 5,7% so với mục tiêu Đại hội. Đến nay, Bắc Ninh đã được phê duyệt 16 khu công nghiệp và quy hoạch đô thị, với tổng diện tích 7.883 ha, trong đó 4 khu công nghiệp đã hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 73,5%. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất ở các khu công nghiệp tập trung đạt 5.049 tỉ đồng, bằng hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, nộp ngân sách 160 tỉ đồng, xuất khẩu đạt 246 triệu USD. Bên cạnh đó, việc quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương. Cho đến nay, Bắc Ninh đã quy hoạch 25 khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề, trong đó 19 khu với diện tích 197 ha đã thu hút các doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh.
Hoạt động thương mại nội địa và ngoại thương đều có bước phát triển mạnh, hệ thống bán lẻ phát triển nhanh với quy mô và mạng lưới rộng khắp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tăng bình quân 32%/năm. Kim ngạnh xuất khẩu giữ tốc độ tăng trưởng tốt: năm 2006 tăng 22,1%, năm 2007 tăng 20,89%. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2008 đạt 304,6 triệu USD, tăng 101,3% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Sáu tháng đầu năm 2008, tỷ trọng các ngành kinh tế của Bắc Ninh là công nghiệp 51,5%; dịch vụ 29%; nông nghiệp 19,5% trong khi năm 2005, năm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tỷ trọng công nghiệp trong GDP chiếm 40%, nông nghiệp: 31,6%, dịch vụ: 28,4%. Tương xứng với đà phát triển kinh tế, kết quả thu ngân sách nhà nước ở Bắc Ninh những năm qua cũng đạt khá. Năm 2006 đạt 1.357 tỉ đồng, năm 2007 đạt 1.665 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm 2008 đạt 1.226 tỉ đồng.
Các lĩnh vực xã hội có nhiều chuyển biến quan trọng. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Năm 2002, Bắc Ninh đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và hiện nay tỉnh đang từng bước thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Giáo viên tiểu học đạt chuẩn là 99,5%, trung học cơ sở là 92%, trung học phổ thông là 98,5%. Công tác khuyến học, xây dựng xã hội học tập được quan tâm. Toàn bộ 125 xã, thị trấn trong tỉnh đã có trung tâm giáo dục cộng đồng.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến. Bắc Ninh đã hoàn chỉnh quy hoạch cơ sở khám chữa bệnh từ tỉnh đến huyện, xã. Bệnh viện đa khoa tỉnh được nâng cấp thành bệnh viện khu vực, các bệnh viện chuyên khoa từng bước được đầu tư mở rộng. Đến nay, số bác sĩ trên 1 vạn dân tăng từ 4,6 người (năm 2006) lên 6 người. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo, do đó tỷ lệ sinh hằng năm giảm 0,5%.
Cùng với những kết quả đạt được trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế, Bắc Ninh thực hiện tốt các chính sách xã hội, trước hết là giải quyết việc làm cho người lao động, với số lượng bình quân hằng năm là 24.000 người. Qua đó, và kết hợp với các hoạt động đầu tư khác mà đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2006 tăng 17% so với năm 2005, năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 tăng 19%. Đến nay, tỉnh không còn hộ đói; số hộ nghèo còn 7,33%.
An ninh - quốc phòng được củng cố, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Làm tốt nhiệm vụ giữ vững an ninh - quốc phòng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội chính là cơ sở để kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững. Công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội được bảo đảm. Tỉnh tăng cường thế trận an ninh nhân dân, chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, ngăn chặn, đối phó với tình huống phức tạp; chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với những hoạt động lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục đích chính trị phản động, ngăn chặn hoạt động mê tín, dị đoan...
Công tác xây dựng Đảng được quan tâm là nền tảng xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Trong những năm qua, Đảng bộ luôn phát huy truyền thống đoàn kết, coi trọng công tác giáo dục lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; coi trọng củng cố, xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; nghiêm túc tiến hành tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII, các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở đã đánh giá đúng những khuyết điểm và có biện pháp khắc phục thiếu sót, khuyết điểm; lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, tập trung giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện trong nhân dân. Từ đó, tính chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên một bước, tạo được niềm tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước. Dân chủ ở cơ sở cũng vì thế ngày càng được mở rộng và phát huy.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên tinh thần sâu sát, cụ thể. Tiếp tục củng cố bộ máy chính quyền các cấp thực sự của dân, do dân, vì dân cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có tính chuyên nghiệp và kỹ năng hành chính cao. Mối quan hệ phối hợp giữa các ngành được cụ thể hóa bằng quy chế phối hợp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng ngành do pháp luật quy định.
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được nâng cao và phát huy có hiệu quả, nhất là chủ trì hoạt động giám sát của nhân dân, phản biện xã hội, đã góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã phối hợp giải quyết các vụ việc phức tạp ở cơ sở; qua đó, thực hiện chức năng của mình trong việc xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Những thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng cũng như xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực quản lý điều hành của chính quyền, sức mạnh của hệ thống chính trị là cơ sở để Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh vững tin vào những nỗ lực của mình và tiếp tục phấn đấu hoàn thành những mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.
Phát huy truyền thống, xây dựng quê hương giàu mạnh
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, nhìn lại nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ Bắc Ninh rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đã đưa đến những thành công bước đầu.
Một là, phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất, tinh thần chủ động, sáng tạo, quán triệt đầy đủ, sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương; kịp thời triển khai xây dựng các chương trình, dự án cụ thể bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Hai là, thường xuyên tranh thủ sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và sự quan tâm, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương. Đồng thời, chủ động thực hiện các giải pháp để khơi dậy, khai thác và phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ba là, chỉ đạo, điều hành theo hướng tập trung, sâu sát, kiên quyết, dứt điểm. Xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ cụ thể, lựa chọn đúng khâu đột phá để có các giải pháp thực hiện phù hợp và có hiệu quả. Phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành.
Bốn là, đặc biệt quan tâm củng cố và xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ và sự đồng thuận của nhân dân, sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền, sự hưởng ứng tham gia tích cực của các thành phần kinh tế.
Những bài học trên không chỉ có ý nghĩa trong nhiệm kỳ này, mà còn là cơ sở cho thành công của những nhiệm kỳ tiếp theo, đồng thời sẽ được Đảng bộ Bắc Ninh tiếp tục đúc rút, tổng kết thành những bài học sâu sắc hơn nữa trong hoạt động lãnh đạo, điều hành nhằm đạt những mục tiêu kinh tế - xã hội ngày càng cao, đưa Bắc Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp trên nền tảng nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, hiện đại.
Những mục tiêu trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ Đại hội XVII Đảng bộ Bắc Ninh được xác định rõ: tăng GDP hằng năm từ 15% đến 16%; tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 14% - 55% - 31%; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.300 USD; vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 39% - 40% GDP; hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2015, đến năm 2010 có 95% số phòng học được kiên cố hoá; hằng năm giải quyết việc làm cho từ 22.000 đến 24.000 lao động; phấn đấu đến năm 2010 có 85% số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh; xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vững mạnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Để xứng đáng truyền thống quê hương, qua đó góp phần nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị, năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, hiệu quả quản lý của chính quyền, Đảng bộ Bắc Ninh đẩy mạnh việc học tập, noi gương phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc của đồng chí Ngô Gia Tự, mỗi cán bộ, đảng viên ra sức phấn đấu trên tất cả các lĩnh vực. Trước hết, đảng viên phải giác ngộ lý tưởng cộng sản, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, sự giác ngộ và tinh thần cách mạng đó phải được thể hiện ở ý chí phấn đấu, hành động gương mẫu, tích cực đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong xã hội. Mỗi đảng viên cần không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao đạo đức cách mạng. Học tập đồng chí Ngô Gia Tự, mỗi cán bộ, đảng viên phải tôn trọng và gương mẫu thực hiện chế độ làm chủ của nhân dân, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, chăm lo xây dựng Đảng, có ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và toàn dân.
Nhân các ngày kỷ niệm cách mạng, chúng ta đẩy mạnh việc học tập, noi gương đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ và các nhà cách mạng tiền bối của Đảng cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; từ đó, phát động những cuộc thi tìm hiểu, các phong trào thi đua sôi nổi và rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân, thông qua các hoạt động đó tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân./.
Công bố Luật cán bộ, công chức và 2 Nghị quyết về hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân  (03/12/2008)
3 nhiệm vụ trọng tâm, 5 giải pháp cấp bách  (03/12/2008)
Quản lý chất lượng trong môi trường cạnh tranh  (02/12/2008)
Khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26  (02/12/2008)
Trung Đông và châu Phi - Thị trường tiềm năng của Việt Nam  (02/12/2008)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên