Quản lý chất lượng trong môi trường cạnh tranh
Quản lý chất lượng được coi là một biện pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh thương mại hóa toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên quy mô toàn cầu, cùng với việc thực hiện các cam kết WTO, đã đặt ra thách thức và sức ép lớn đối với chất lượng và quản lý chất lượng hàng hóa và dịch vụ của nước ta.
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trên, ngày 2-12-2008, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ), Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản (NAFIQAVED) tổ chức Hội thảo: “Quản lý chất lượng trong môi trường cạnh tranh”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ kỹ thuật của châu Âu cho Việt Nam (ETV2) - hợp phần 6 về Tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng với tổng kinh phí trên 11 triệu euro nhằm hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Hội thảo đã quy tụ các diễn giả, đại diện của các tổ chức quốc tế và trong nước cùng đông đảo các doanh nghiệp.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế, và coi đó là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ông cũng chia sẻ những băn khoăn về thách thức và sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước trong quá trình Việt Nam thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về mở cửa thị trường.
Tại Hội thảo, ông Ngô Quý Việt – Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Giám đốc hợp phần 6 – Dự án ETV2 cho rằng, Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nhu cầu cấp bách cải cách các thể chế công và hiện đại hoá pháp luật thật sự cần thiết để quá trình phát triển và quá độ được củng cố, giúp Việt Nam hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới.
Phát biểu tại Hội thảo, đại diện phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam, ông Hans Farnhammer, Bí thư thứ nhất phụ trách hợp tác phát triển - kinh tế của Phái đoàn Ủy ban châu Âu (EC) tại Việt Nam đánh giá cao các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện tốt việc quản lý chất lượng hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là tại những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU). Ông nhận định, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế là công cụ hữu hiệu để cạnh tranh, song cũng khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam, ngoài vấn đề chất lượng, cần quan tâm hơn đến vấn đề an toàn, an ninh khi xuất khẩu hàng hóa. Theo ông Hans Farnhammer, một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng một nền kinh tế thị trường vận hành tốt, công bằng trong một môi trường kinh doanh và đầu tư minh bạch, cạnh tranh, có thể dự đoán là xây dựng năng lực quản lý tài chính công một cách có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch
Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đãtập trung trao đổi về các nội dung quan trọng liên quan tới quản lý chất lượng toàn cầu ở tầm quốc gia và tại doanh nghiệp như:
- Những vấn đề liên quan tới quản lý chất lượng trong thương mại quốc tế;
- Thị trường quốc tế và các yêu cầu về chất lượng của các quốc gia nhập khẩu;
- Thách thức đối với các quốc gia xuất khẩu và các quốc gia nhập khẩu xét từ góc độ hệ thống quy định pháp lý, hạ tầng cơ sở và khả năng đáp ứng các điều kiện từ phía doanh nghiệp;
- Những vấn đề kỹ thuật trong quản lý chất lượng trong thương mại quốc tế và những nội dung liên quan khác.
Khi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì quản lý chất lượng trong môi trường cạnh tranh là một chủ đề có ý nghĩa quan trọng đối vớicác doanh nghiệp trong và nước./.
Khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26  (02/12/2008)
Trung Đông và châu Phi - Thị trường tiềm năng của Việt Nam  (02/12/2008)
Trung Đông và châu Phi - Thị trường tiềm năng của Việt Nam  (02/12/2008)
Việt Nam học trên con đường hội nhập và phát triển  (02/12/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 24-11 đến 30-11-2008)  (02/12/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 24-11 đến 30-11-2008)  (02/12/2008)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên