Việt Nam học trên con đường hội nhập và phát triển
Việt Nam học (Vietnamology), hay Nghiên cứu Việt Nam, cũng như Đông phương học (Orientalism) hay Nghiên cứu phương Đông, theo GS, TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển), với tư cách là các ngành khoa học thực sự chỉ được hình thành trong quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây.
Việt Nam học ở phương Tây manh nha từ thế kỷ XVI. Việt Nam ngày càng thu hút sự chú ý, quan tâm đặc biệt của nhiều học giả thế giới như một đối tượng đặc biệt. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Việt Nam học được nhìn nhận và nhận thức như một khoa học liên ngành, theo hướng khu vực học.
Cho đến nay, lịch sử đã ghi nhận những đóng góp và vai trò hết sức to lớn của nhiều nhà bác học lỗi lạc với những nghiên cứu về lịch sử, đất nước, con người Việt Nam. Trong bối cảnh đó, từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã có sáng kiến phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế về Việt Nam học với định kỳ quy ước 5 năm một lần.
Hội thảo lần thứ 1 (1998), được tổ chức tại Hà Nội: có 400 nhà nghiên cứu với 163 học giả nước ngoài đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, được chia làm 15 tiểu ban. Hội thảo lần thứ 2 (2004), được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, với chủ đề: “Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập”. Hội thảo nhận được 212 báo cáo của các tác giả Việt Nam và 104 báo cáo của các học giả quốc tế, được tổ chức thành 10 tiểu ban về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, lịch sử…
Tại buổi họp báo sáng nay (2-12), Ban Tổ chức Hội thảo Việt Nam học lần thứ ba cho biết, Hội thảo lần này có chủ đề: “Việt Nam - hội nhập và phát triển”, sẽ được tổ chức từ ngày 5 đến 7-12-2008, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Đây là một sự kiện lớn của năm 2008 và nhận được sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của Ban Bí thư, Chính phủ, các bộ, ban, ngành của Đảng và Nhà nước.
Đến nay, Ban Tổ chức đã nhận được 868 báo cáo của các nhà nghiên cứu Việt Nam trong đó có 170 bài của 174 học giả quốc tế. Ban Tổ chức đã lựa chọn 531 bài báo cáo chính thức trong Hội thảo, trong đó, 371 báo cáo của các học giả Việt Nam, và 160 báo cáo của học giả nước ngoài. Nội dung Hội thảo dược chia thành 18 tiểu ban.
Các học giả nước ngoài tham dự Hội thảo đến từ 23 quốc gia, trong đó, đoàn đông nhất là đoàn Nhật Bản (có 46 học giả), tiếp theo là đoàn Hoa Kỳ với 28 học giả.
Mục tiêu của Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 là:
1- Được tiếp cận những thành tựu nghiên cứu khoa học mới nhất về Việt Nam của các học giả Việt Nam và nước ngoài;
2- Tạo cơ hội để giới học giả nghiên cứu Việt Nam gặp gỡ, trao đổi,giao lưu, hiểu biết nhau, từ đó xây dựng những quan hệ hợp tác về phương diện học thuật;
3- Trở thành một địa chỉ, một đầu mối liên kết chủ động, đáng tin cậy, thực hiện phối hợp và giúp đỡ thực hiện nghiên cứu Việt Nam của các học giả Việt Nam và nước ngoài, đồng thời, thông qua đó, Việt Nam muốn giữ một vai trò nhất định trong xu thế về nghiên cứu Việt Nam trên thế giới;
4- Thông qua các nhà Việt Nam học, tăng cường hơn nữa sự hiểu biết của thế giới đối với Việt Nam, đồng thời, quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua cái nhìn và nghiên cứu của các nhà khoa học.
GS.TSKH Vũ Minh Giang, Trưởng Ban Tổ chức hội thảo khẳng định, đây là một cuộc Hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức một cách bài bản, có những yêu cầu và nội dung cụ thể, trên quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Với sự hưởng ứng mạnh mẽ của các học giả, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 chắc chắn sẽ là một thang bậc phát triển mới của Việt Nam học./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 24-11 đến 30-11-2008)  (02/12/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 24-11 đến 30-11-2008)  (02/12/2008)
Gru-di-a phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột Cáp-ca  (02/12/2008)
Khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2008  (01/12/2008)
Giá xăng hiện là 12.000 đồng/lít  (01/12/2008)
Để lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt  (01/12/2008)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên