Khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2008
Sáng 1-12, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2008 đã khai mạc tại Hà Nội với sự tham gia của 150 doanh nghiệp nước ngoài và 100 doanh nghiệp trong nước. Dự lễ khai mạc có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc; ông Martin Rama, Quyền Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) và ông Sin Foong Wong, Giám đốc quốc gia Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tại Hà Nội.
Kết quả báo cáo điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2008 cho thấy: sau sự tăng trưởng vượt bậc năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn kể từ sau thời kỳ đổi mới. Cuộc điều tra năm nay nhận được sự hưởng ứng của 254 doanh nghiệp, trong đó 77% là doanh nghiệp trong nước và 23% là doanh nghiệp nước ngoài.
Mặc dù các doanh nghiệp đều cảm nhận là môi trường kinh doanh năm 2008 kém thuận lợi hơn so với các năm trước, nhưng lạc quan hơn về môi trường kinh doanh của những năm sắp tới. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng Việt Nam sẽ vượt qua các thách thức, bình ổn kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện hơn trong thời gian tới. Sân chơi giữa các các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước ngày càng bình đẳng hơn.
Ông A-lên Ca-ny (Alain Cany), Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) cho biết: “Niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đã được củng cố qua năm 2008 với các dòng đầu tư gián tiếp mạnh mẽ đổ vào thị trường chứng khoán và đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn được giải ngân đạt gần 10 tỉ USD. Lạm phát đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây cho thấy chính sách tài chính và tiền tệ áp dụng trong quý II đã thành công. Thâm hụt thương mại đã giảm tốc, dự trữ ngoại hối vẫn đảm bảo”.
Về triển vọng hợp tác với Việt Nam, ông A-lên Ca-ny cho biết thêm: “EuroCham và các thành viên của mình tin tưởng chắc chắn vào những tiềm năng to lớn của Việt Nam như là một nước dẫn đầu trong khu vực và điểm đến của các nhà đầu tư châu Âu, chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào để củng cố và phát triển những thành công của mình. Chúng tôi mong muốn làm việc với Chính phủ Việt Nam và tất cả các thành viên và đối tác của chúng tôi, cả ở Việt Nam và châu Âu để tối đa hoá thành công của mình trên đất nước Việt Nam thịnh vượng”.
Kết quả điều tra của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) năm 2008 cho thấy sự quan tâm của các công ty Nhật Bản đối với Việt Nam vẫn rất lớn (Việt Nam đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng từ năm 2006), nhưng số phiếu ủng hộ đã bắt đầu giảm.
Lý giải nguyên nhân này, đại diện JBIC cho biết: “Việt Nam là nước có tiềm năng không thay đổi nhưng tỷ lệ quan tâm dành cho yếu tố lực lượng lao động rẻ đã suy giảm. Giá lao động tăng lên trở thành vấn đề quan tâm mới của các nhà sản xuất Nhật Bản. Kết cấu hạ tầng kém phát triển tại một số khu vực là vấn đề nghiêm trọng nhất (đặc biệt là đường, bến cảng và điện). Việt Nam cần phát triển các bến cảng hơn nữa”.
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2008 diễn ra với các phiên đối thoại về các chủ đề: Ngân hàng; Cơ sở hạ tầng; Sản xuất và phân phối; Khai thác khoáng sản; Du lịch; Đất đai với sự tham gia của các doanh nghiệp, đối tác và các cơ quan Chính phủ Việt Nam.
Hầu hết các doanh nghiệp cho biết sẽ tập trung vào các nguồn lực sẵn có để duy trì các lĩnh vực kinh doanh chính và các thị trường quen thuộc, giảm các chi phí. Các doanh nghiệp xem đây là thời điểm cần củng cố, rà soát lại công tác quản lý và đào tạo nhân lực nhằm xây dựng lại bộ máy tổ chức của doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh./.
Giá xăng hiện là 12.000 đồng/lít  (01/12/2008)
Để lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt  (01/12/2008)
Để lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt  (01/12/2008)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 24-11 đến 30-11-2008)  (01/12/2008)
Noi theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác*  (01/12/2008)
Để lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt  (01/12/2008)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên