Hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ tài chính và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009
Ngày 3-12-2008, Bộ Tài chính đã tổ chức “Hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ tài chính và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2009.
Hội nghị bao gồm hai nội dung cơ bản sau:
1- Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2008
Trong năm 2008, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai nhiều cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài chính. Bộ đã trình và được Quốc hội thông qua 5 Luật, 2 Nghị quyết, cho ý kiến một dự án Luật, 1 Dự án Pháp lệnh. Trình Chính phủ ban hành 11 Nghị định, 22 Quyết định, Chỉ thị. Việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách có nhiều chuyển biến tích cực, đảm bảo tiến độ và đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn của việc quản lý. Đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2008, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2010. Thực hiện có hiệu quả chính sách tài chính phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2008.
Trước những khó khăn, thách thức phát sinh từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt là tình hình lạm phát tăng cao ở nước ta từ quý IV năm 2007 và tăng nhanh vào các tháng đầu năm 2008, Bộ Tài chính đã bám sát 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và mục tiêu tăng trưởng đã được Chính phủ đề ra. Bộ đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện và đạt được một số kết quả quan trọng, như: thực hiện chính sách tiền tệ; điều hành chính sách tài khóa, sử dụng công cụ thuế trong việc kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô, thắt chặt chi tiêu công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách tài chính để đảm bảo an sinh xã hội, giảm thiểu tác động của lạm phát đến nhân dân.
Trong công tác điều hành, quản lý giá, Bộ Tài chính đã phối hợp với nhiều ngành, địa phương tham mưu trình Chính phủ chỉ đạo điều hành giá một số hàng hóa quan trọng, trong đó, điều hành giá xăng dầu trên cơ sở tính toán tổng thể các tác động của việc tăng, giảm giá; thực hiện phương án hỗ trợ an sinh xã hội, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận, đảm bảo xử lý hợp lý quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ổn định đến hết năm đối với giá điện, nước sạch cho sinh hoạt, cước vận chuyển xe buýt công cộng... nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến đời sống kinh tế - xã hội. Bộ cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; danh mục tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; bổ sung một số biện pháp quản lý giá mới, như: đăng ký giá, kê khai giá và công khai các thông tin về giá.
Hội nghị đánh giá các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an ninh, xã hội trong năm 2008 đã được thực hiện tương đối hiệu quả, nghiêm túc. Công tác quản lý, điều hành giá cả đã góp phần tích cực kiềm chế lạm phát, đồng thời từng bước tiếp cận giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng.
Công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, công tác quản lý thị trường tài chính, hoạt động hợp tác quốc tế và tài chính đối ngoại, việc thực hiện cải cách hành chính, hiện đại hóa ngành tài chính, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo... đều được cải cách linh hoạt cho phù hợp với sự biến đổi, phát sinh của tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội.
2- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2009 theo Nghị quyết của Quốc hội
Trên cơ sở dự báo bối cảnh kinh tế - xã hội năm 2009 sẽ còn tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cơn bão tài chính toàn cầu, tăng trưởng kinh tế năm 2009 sẽ thấp hơn nhiều so với năm 2008, Bộ Tài chính đã đề ra những mục tiêu và giải pháp cơ bản nhằm giảm thiểu tối đa những tác động của cuộc khủng hoảng này. Xác định những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của ngành tài chính trong năm 2009, trong đó đặc biệt chú trọng đến một số mục tiêu sau:
- Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, ưu tiên chi cho an sinh xã hội, kiểm soát chặt chẽ chi tiêu, giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, góp phần tiếp tục kiềm chế lạm phát, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ hợp lý và bền vững.
- Thực hiện đồng bộ chính sách tài khóa, tiền tệ, sản xuất thương mại để tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
- Đẩy mạnh việc sắp xếp lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển các loại thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính và thị trường dịch vụ tài chính. Mở rộng quan hệ tài chính đối ngoại.
Các nhóm giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện nhằm đạt được mục tiêu trên:
- Thực hiện chính sách tài chính linh hoạt nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu.
- Tiếp tục bố trí kinh phí thỏa đáng thực hiện xóa đói giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội khác.
- Tăng cường quản lý thu, khuyến khích địa phương phấn đấu tăng thu, tăng nguồn ngân sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Cải cách khu vực sự nghiệp công lập, thúc đẩy xã hội hóa cung ứng các dịch vụ công.
- Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Duy trì và củng cố vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển đồng bộ các thị trường, đẩy mạnh việc thực hiện quản lý giá cả theo nguyên tắc thị trường.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát lại các loại thủ tục, nhất là thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, tiếp cận vốn, nộp thuế, hoàn thuế. Nâng cao hiệu quả của bộ máy nhà nước. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí./.
Ngô Gia Tự - Người cộng sản lỗi lạc của Đảng  (03/12/2008)
Xứng đáng truyền thống quê hương đồng chí Ngô Gia Tự  (03/12/2008)
Công bố Luật cán bộ, công chức và 2 Nghị quyết về hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân  (03/12/2008)
3 nhiệm vụ trọng tâm, 5 giải pháp cấp bách  (03/12/2008)
Quản lý chất lượng trong môi trường cạnh tranh  (02/12/2008)
Khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26  (02/12/2008)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên