Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 giảm tốc
Theo Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 có mức giảm tốc khá mạnh, chỉ tăng 1,13% so với tháng 6-2008, mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.
Nếu so với tháng 12-2007, mức tăngchỉ số giá tiêu dùng là 19,78%, còn so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùngđã tăng21,28%.
Đáng chú ý là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng 0,99%, trong đó riêng mặt hàng lương thực giảm 0,37% so với tháng trước, thực phẩm vẫn tăng 1,33%.
Đây là dấu hiệu khả quan bởi tháng 6, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,29%, trong đó lương thực tăng 4,29% và thực phẩm 3,05%.
Một số mặt hàng có mức tăng dưới 1% là đồ uống và thuốc lá tăng 0,98%; phương tiện đi lại, bưu điện 0,55%; văn hóa, thể thao, giải trí tăng 0,85%.
Những nhóm mặt hàng khác có mức tăng giá từ 1% đến 2% là giáo dục tăng 1,02%; đồ dùng và dịch vụ khác tăng 1,14%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,4%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,67%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,53%; dược phẩm, y tế tăng 2%. Riêng CPI của nhóm hàng bưu chính, viễn thông vẫn tiếp tục giảm 0,05%.
Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 này có dấu hiệu giảm tốc song việc kiềm chế lạm phát những tháng cuối năm vẫn là bài toán khó./.
Việt Nam kỷ niệm ngày Khởi nghĩa vũ trang Cu-ba  (24/07/2008)
“Các anh ơi, xin đón các anh về!” (Kỳ II)  (24/07/2008)
Trung Quốc triển khai tiết kiệm năng lượng  (24/07/2008)
Hoạt động kỷ niệm 61 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ của Hà Nội  (24/07/2008)
Hoạt động kỷ niệm 61 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ của Hà Nội  (24/07/2008)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên