Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam
TCCS - Ngày 19-10-2023, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội nghị: “Trao đổi công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đồng chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị, về phía đoàn công tác của Hội đồng Lý luận Trung ương có các đồng chí phó chủ tịch và ủy viên hội đồng, đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
Về phía Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Thượng tướng, PGS, TS Trần Việt Khoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng; lãnh đạo các học viện, nhà trường trong Quân đội.
Phát biểu tại hội nghị, Đại tướng Lương Cường nhấn mạnh, lý luận chính trị là một lĩnh vực khoa học có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Trong nghiên cứu, phát triển khoa học lý luận chính trị hiện nay đang đặt ra những yêu cầu đổi mới có tính đột phá nhằm đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý của Nhà nước cũng như nhu cầu đổi mới và phát triển đất nước thời kỳ đổi mới.
Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị đã góp phần bảo vệ, củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong quân đội, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định và xây dựng, hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm trong bất luận hoàn cảnh nào, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Đại tướng Lương Cường đánh giá, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam đã bám sát thực tiễn nhiệm vụ xây dựng quân đội và yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Các công trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị tập trung làm rõ những vấn đề về xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và “thế trận lòng dân” vững chắc; về xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần trong khu vực phòng thủ, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; về xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy; về các giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa quân đội” của các thế lực thù địch, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ… Kết quả nghiên cứu khoa học lý luận chính trị trong quân đội đã góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của toàn quân, bảo đảm để quân đội hoàn thành tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động, sản xuất.
Đại tướng Lương Cường mong muốn thông qua hội nghị lần này sẽ góp phần làm rõ những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, từ đó kịp thời kiến nghị, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành các chủ trương, đường lối, chiến lược có liên quan đến công tác quân sự, quốc phòng và một số lĩnh vực công tác khác thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, góp phần bảo vệ, giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng trong quân đội, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời gian tới.
Thay mặt đoàn công tác của Hội đồng Lý luận Trung ương, GS, TS Nguyễn Xuân Thắng khẳng định những đóng góp quan trọng của quân đội trong công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị thời gian qua, đặc biệt là về những nội dung liên quan đến thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tại hội nghị lần này, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các đại biểu tham dự cùng trao đổi về một số vấn đề, như: Việc xây dựng kế hoạch, cách thức triển khai công tác nghiên cứu lý luận chính trị trong quân đội; thực tiễn công tác nghiên cứu lý luận chính trị trong quân đội thời gian qua và những đề xuất, kiến nghị đối với công tác nghiên cứu lý luận chính trị trong quân đội nói riêng, công tác nghiên cứu lý luận của Đảng nói chung; lực lượng làm công tác nghiên cứu lý luận chính trị trong quân đội và những yêu cầu, định hướng phát triển đội ngũ làm công tác này trong thời gian tới; sự phối hợp của các cơ quan trong công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chính trị ở trong và ngoài quân đội...
Sau khi được nghe Thượng tướng Trịnh Văn Quyết trình bày báo cáo tóm tắt về công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời gian qua (từ tháng 1-2021 đến tháng 9-2023), với 5 kết quả nổi bật, 5 bài học kinh nghiệm, 3 hạn chế và nguyên nhân, những chủ trương, 7 nhiệm vụ, giải pháp cơ bản trong thời gian tới cùng một số kiến nghị, đề xuất, các ý kiến phát biểu tại hội nghị đã tập trung phân tích, làm rõ nhiều vấn đề, như: Sự cần thiết phải huy động sự tham gia của các nhà nghiên cứu khoa học lý luận chính trị trong xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh; một số kết quả nổi bật của công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị trong quân đội thời gian qua; cơ chế làm việc của đội ngũ làm công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị trong quân đội; các nhân tố tác động, ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra trong công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị trong quân đội hiện nay; việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền về khoa học lý luận chính trị ở trong và ngoài quân đội…
Phát biểu kết luận hội nghị, GS, TS Nguyễn Xuân Thắng đánh giá cao sự chuẩn bị của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho hội nghị và khẳng định, đây là dịp để góp phần đánh giá một cách toàn diện về công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị trong quân đội. Các ý kiến tại hội nghị gợi mở một số vấn đề mới trong nghiên cứu khoa học lý luận chính trị hiện nay, rất cần nghiên cứu chuyên sâu thêm. Đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, việc chia sẻ các kết quả nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giữa các cơ quan ở trong và ngoài quân đội; vấn đề xây dựng đội ngũ làm công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị ở nước ta cả trước mắt và lâu dài./.
Kỳ họp thứ tám của Hội đồng Lý luận Trung ương  (30/09/2023)
Lễ khai trương Hệ thống thí điểm phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet  (10/08/2023)
Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 14, phát động cuộc thi viết lần thứ 15 với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình”  (09/06/2023)
Hoàn thiện các cơ chế để thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong giai đoạn mới  (28/05/2023)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm