Để ngành xuất bản đáp ứng tốt hơn, có hiệu quả và thiết thực hơn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam
08:53, ngày 30-10-2018
TCCSĐT - Ngày 29-10-2018, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”.
Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của Quyền Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành và Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền PGS, TS. Trương Ngọc Nam. Cùng dự Hội thảo có đông đảo đại diện các ban, bộ, ngành trung ương cùng các nhà khoa học trong lĩnh vực xuất bản trên cả nước.
Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, Quyền Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành nhấn mạnh: Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, ngành xuất bản - với tư cách vừa là một ngành kinh tế-công nghệ, vừa là một “binh chủng” trên mặt trận tư tưởng của Đảng, Nhà nước cũng bị tác động không nhỏ... Với sự kết hợp các công nghệ và thông tin số hóa, internet kết nối vạn vật, trí thông minh nhân tạo, công nghệ robot in 3D... cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra thay đổi đột biến trong toàn bộ công tác xuất bản, trong đó có bước nhảy vọt về tốc độ sản xuất, chia sẻ và lan tỏa xuất bản phẩm.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra yêu cầu mới đối với công tác xuất bản. Những nhà xuất bản truyền thống nếu không thích nghi, bắt kịp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, không kịp thời ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ cùng những lợi thế của xu hướng xuất bản số, xuất bản điện tử và quy trình xuất bản, không có điều kiện về nguồn vốn để thay thế máy móc, trang thiết bị hiện đại sẽ trở nên yếu thế trong cuộc cạnh tranh quyết liệt của thị trường. Ngoài kiến thức chuyên môn sâu, đội ngũ cán bộ xuất bản phải có tính năng động, sáng tạo, có năng lực ngoại ngữ, tin học và có kiến thức khoa học - công nghệ cần thiết, tối thiểu để có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động quản lý và chuyên môn, tương ứng với phương thức xuất bản mới, sử dụng kênh thông tin đa phương tiện, công nghệ quản lý quản trị nhà xuất bản, quản trị mạng lưới bán hàng...
7 ý kiến trao đổi tại hội thảo và 33 bài tham luận được gửi đến từ các nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo quản lý trong ngành xuất bản, đã tập trung vào các vấn đề: Cách mạng 4.0, khái niệm đặc trưng và những nội dung cơ bản; Vị trí và đặc thù của hoạt động xuất bản; Vai trò của công tác biên tập trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu đặt ra đối với ngành xuất bản Việt Nam; Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới ngành xuất bản; Thực trạng đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản ở nước ta hiện nay và những vấn đề đang đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0;...; Sự chuyển biến về mô hình và quy trình xuất bản; Sự xuất hiện sách điện tử và các thiết bị đọc sách điện tử, phương thức xuất bản mới; Sử dụng kênh truyền thông đa phương tiện, công nghệ quản lý, quản trị nhà xuất bản, quản trị mạng lưới bán hàng…
Hội thảo cũng đã gợi mở nhiều vấn đề và đặt ra các yêu cầu cấp thiết cho công tác đào tạo cán bộ xuất bản. Bối cảnh mới không chỉ đặt ra các yêu cầu xoay quanh chương trình đào tạo (thời lượng, nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo hướng tới) mà còn đòi hỏi năng lực đào tạo, trình độ chuyên môn, năng lực tin học và ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, giảng viên, phương thức đào tạo kết hợp nhà trường với doanh nghiệp và hợp tác quốc tế…/.
Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, Quyền Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành nhấn mạnh: Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, ngành xuất bản - với tư cách vừa là một ngành kinh tế-công nghệ, vừa là một “binh chủng” trên mặt trận tư tưởng của Đảng, Nhà nước cũng bị tác động không nhỏ... Với sự kết hợp các công nghệ và thông tin số hóa, internet kết nối vạn vật, trí thông minh nhân tạo, công nghệ robot in 3D... cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra thay đổi đột biến trong toàn bộ công tác xuất bản, trong đó có bước nhảy vọt về tốc độ sản xuất, chia sẻ và lan tỏa xuất bản phẩm.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra yêu cầu mới đối với công tác xuất bản. Những nhà xuất bản truyền thống nếu không thích nghi, bắt kịp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, không kịp thời ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ cùng những lợi thế của xu hướng xuất bản số, xuất bản điện tử và quy trình xuất bản, không có điều kiện về nguồn vốn để thay thế máy móc, trang thiết bị hiện đại sẽ trở nên yếu thế trong cuộc cạnh tranh quyết liệt của thị trường. Ngoài kiến thức chuyên môn sâu, đội ngũ cán bộ xuất bản phải có tính năng động, sáng tạo, có năng lực ngoại ngữ, tin học và có kiến thức khoa học - công nghệ cần thiết, tối thiểu để có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động quản lý và chuyên môn, tương ứng với phương thức xuất bản mới, sử dụng kênh thông tin đa phương tiện, công nghệ quản lý quản trị nhà xuất bản, quản trị mạng lưới bán hàng...
7 ý kiến trao đổi tại hội thảo và 33 bài tham luận được gửi đến từ các nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo quản lý trong ngành xuất bản, đã tập trung vào các vấn đề: Cách mạng 4.0, khái niệm đặc trưng và những nội dung cơ bản; Vị trí và đặc thù của hoạt động xuất bản; Vai trò của công tác biên tập trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu đặt ra đối với ngành xuất bản Việt Nam; Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới ngành xuất bản; Thực trạng đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản ở nước ta hiện nay và những vấn đề đang đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0;...; Sự chuyển biến về mô hình và quy trình xuất bản; Sự xuất hiện sách điện tử và các thiết bị đọc sách điện tử, phương thức xuất bản mới; Sử dụng kênh truyền thông đa phương tiện, công nghệ quản lý, quản trị nhà xuất bản, quản trị mạng lưới bán hàng…
Hội thảo cũng đã gợi mở nhiều vấn đề và đặt ra các yêu cầu cấp thiết cho công tác đào tạo cán bộ xuất bản. Bối cảnh mới không chỉ đặt ra các yêu cầu xoay quanh chương trình đào tạo (thời lượng, nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo hướng tới) mà còn đòi hỏi năng lực đào tạo, trình độ chuyên môn, năng lực tin học và ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, giảng viên, phương thức đào tạo kết hợp nhà trường với doanh nghiệp và hợp tác quốc tế…/.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn Ủy ban nghề cá, Nghị viện châu Âu  (29/10/2018)
Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ không tái tranh cử chức Chủ tịch đảng CDU đồng thời sẽ từ chức Thủ tướng Đức sau khi kết thúc nhiệm kỳ  (29/10/2018)
Quốc hội thảo luận những vấn đề quan trọng trong dự toán ngân sách nhà nước và đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn  (29/10/2018)
Những biến chứng và cách điều trị đái tháo đường type 2  (29/10/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 22 đến ngày 28-10-2018  (29/10/2018)
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay