Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ không tái tranh cử chức Chủ tịch đảng CDU đồng thời sẽ từ chức Thủ tướng Đức sau khi kết thúc nhiệm kỳ
22:05, ngày 29-10-2018
TCCSĐT - AFP đưa tin, ngày 29-10-2018, bà Angela Merkel tuyên bố sẽ từ chức Thủ tướng Đức khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2021 tới, sau một loạt cuộc khủng hoảng chính trị và sự thất bại trong cuộc bầu cử địa phương đã làm lung lay liên minh vốn mong manh của bà.
Phát biểu với báo giới tại trụ sở đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), bà Merkel khẳng định: "Đã đến lúc mở ra một chương mới."
Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố sẽ không tham gia tranh cử chức Chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) tại đại hội của đảng này dự kiến tổ chức vào tháng 12 tới tại thành phố Hamburg.
Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố sẽ không tham gia tranh cử chức Chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) tại đại hội của đảng này dự kiến tổ chức vào tháng 12 tới tại thành phố Hamburg.
Quyết định trên của bà Merkel chịu sự tác động đáng kể từ kết quả bầu cử bang Hessen diễn ra ngày 28-10 vừa qua, với việc đảng CDU của bà chỉ giành được 27,6% số phiếu, giảm gần 11% so với kết quả bầu cử năm 2013. Tuy nhiên, bà Merkel khẳng định sẽ tiếp tục giữ cương vị thủ tướng Đức cho đến hết nhiệm kỳ vào năm 2021.
Phản ứng trước quyết định trên, lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội (SPD) - đảng hiện tham gia chính phủ đại liên minh với CDU/CSU - cho rằng bà Merkel phải nhận được sự ủng hộ từ các thành viên CDU, nếu không chính phủ hiện tại không thể hoạt động. Theo quy định, vị trí thủ tướng là một ứng viên được một đảng hoặc liên minh giới thiệu để Quốc hội liên bang bầu, không nhất thiết phải là người đứng đầu của một đảng.
Bà Merkel giữ chức Chủ tịch CDU kể từ năm 2000. Các ứng viên thay thế bà Merkel ở cương vị Chủ tịch đảng hiện có Tổng thư ký Annegret Kramp-Karrenbauer, Bộ trưởng Y tế liên bang Jens Spahn, Thủ hiến bang Nordrhein-Westfalen Armin Laschet và cựu Chủ tịch đảng đoàn CDU tại Quốc hội Friedrich Merz.
Uy tín chính trị của bà Merkel đã bị sụt giảm mạnh kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu vào năm 2015. Quyết định mở cửa biên giới Đức của chính phủ do bà Merkel đứng đầu đã dẫn tới hệ quả có hơn 1,2 triệu người di cư tràn vào nước Đức trong 3 năm qua, tạo ra nhiều xáo trộn về xã hội, cũng như đẩy nước Đức và châu Âu vào tình thế bất ổn về an ninh. Điều này được phản ánh rõ nét qua cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội liên bang Đức hồi tháng 9-2017, mà liên minh cầm quyền gồm CDU/CSU và SPD đều bị mất phiếu một cách nghiêm trọng./.
Phản ứng trước quyết định trên, lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội (SPD) - đảng hiện tham gia chính phủ đại liên minh với CDU/CSU - cho rằng bà Merkel phải nhận được sự ủng hộ từ các thành viên CDU, nếu không chính phủ hiện tại không thể hoạt động. Theo quy định, vị trí thủ tướng là một ứng viên được một đảng hoặc liên minh giới thiệu để Quốc hội liên bang bầu, không nhất thiết phải là người đứng đầu của một đảng.
Bà Merkel giữ chức Chủ tịch CDU kể từ năm 2000. Các ứng viên thay thế bà Merkel ở cương vị Chủ tịch đảng hiện có Tổng thư ký Annegret Kramp-Karrenbauer, Bộ trưởng Y tế liên bang Jens Spahn, Thủ hiến bang Nordrhein-Westfalen Armin Laschet và cựu Chủ tịch đảng đoàn CDU tại Quốc hội Friedrich Merz.
Uy tín chính trị của bà Merkel đã bị sụt giảm mạnh kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu vào năm 2015. Quyết định mở cửa biên giới Đức của chính phủ do bà Merkel đứng đầu đã dẫn tới hệ quả có hơn 1,2 triệu người di cư tràn vào nước Đức trong 3 năm qua, tạo ra nhiều xáo trộn về xã hội, cũng như đẩy nước Đức và châu Âu vào tình thế bất ổn về an ninh. Điều này được phản ánh rõ nét qua cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội liên bang Đức hồi tháng 9-2017, mà liên minh cầm quyền gồm CDU/CSU và SPD đều bị mất phiếu một cách nghiêm trọng./.
Quốc hội thảo luận những vấn đề quan trọng trong dự toán ngân sách nhà nước và đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn  (29/10/2018)
Những biến chứng và cách điều trị đái tháo đường type 2  (29/10/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 22 đến ngày 28-10-2018  (29/10/2018)
Cả nước chung tay vì mục tiêu 100% bệnh nhân HIV sẽ có thẻ Bảo hiểm y tế  (29/10/2018)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay