Quốc hội thảo luận những vấn đề quan trọng trong dự toán ngân sách nhà nước và đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn
22:05, ngày 29-10-2018
TCCSĐT - Tiếp tục Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, ngày 29-10-2018, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp.
Tại phiên họp này, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 - 2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017; đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020. Phiên thảo luận sâu tại hội trường về ngân sách nhà nước và kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi. 44 đại biểu Quốc hội đã tham gia phát biểu ý kiến và tranh luận, trong đó tập trung vào một số nội dung:
Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước
Những kết quả tích cực đạt được, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân trong thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; kết quả thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu; thu từ các khu vực sản xuất kinh doanh chủ yếu (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh); chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; chi ngân sách cho lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, bảo vệ môi trường, thực hiện các chính sách an sinh xã hội; chuyển dịch cơ cấu chi ngân sách nhà nước; nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nợ Chính phủ; công tác quản lý, điều hành thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018; kỷ luật, kỷ cương trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước.
Đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn về khả năng cân đối nguồn vốn; nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư công; công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; việc quản lý, sử dụng vốn dự phòng; việc giao, giải ngân vốn đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và dự án sử dụng vốn ODA; hoàn thiện pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo hình thức PPP, BT; dự kiến phân bổ vốn đầu tư công trung hạn cho 2 năm cuối của kế hoạch.
Đẩy nhanh tiến độ giao tự chủ, gắn trách nhiệm giải trình trong quản lý ngân sách
Đánh giá giữa kỳ và giải pháp tiếp tục thực hiện hiệu quả kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm: về cân đối ngân sách nhà nước trong trung hạn và dài hạn; tỷ lệ huy động từ thuế, phí trên GDP; tỷ trọng thu nội địa trên tổng thu ngân sách nhà nước; tỷ trọng chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; thực hiện chiến lược cải cách thuế; tăng cường năng lực và nguồn lực tài chính quốc gia.
Về phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017; các vấn đề dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2019, bội chi và nợ công; nguyên tắc và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và các giải pháp bảo đảm thực hiện.
Trong phiên họp này, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu quốc hội quan tâm về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trước khi có Luật Đầu tư công, tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, quyết định đầu tư không xác định được nguồn vốn, nhiều dự án dở dang... đã để lại hậu quả nặng nề. “Luật Đầu tư công ra đời nhằm giải quyết tình trạng đầu tư dàn trải, tuy chưa xử lý được triệt để nhưng đã có những kết quả rất đáng ghi nhận”, Bộ trưởng khẳng định. Bên cạnh đó, sau khi ban hành Luật Đầu tư công, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản đã được xử lý. Từ sau ngày 01-01-2015, nếu phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, ý thức chấp hành pháp luật về đầu tư công đã được nâng lên rõ rệt. Dẫn chứng cho điều này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết giai đoạn 2011 - 2015 có gần 21.000 dự án đầu tư mới, trong khi giai đoạn 2016 - 2020 con số chỉ là 9.620 dự án. Trong số hơn 9.000 dự án này cũng có tới hơn 8.000 dự án là của giai đoạn 2011-2015 chuyển qua, dự án khởi công mới dùng vốn ngân sách Trung ương chỉ là 412 dự án và chiếm chưa tới 4%.
Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước
Những kết quả tích cực đạt được, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân trong thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; kết quả thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu; thu từ các khu vực sản xuất kinh doanh chủ yếu (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh); chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; chi ngân sách cho lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, bảo vệ môi trường, thực hiện các chính sách an sinh xã hội; chuyển dịch cơ cấu chi ngân sách nhà nước; nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nợ Chính phủ; công tác quản lý, điều hành thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018; kỷ luật, kỷ cương trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước.
Đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn về khả năng cân đối nguồn vốn; nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư công; công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; việc quản lý, sử dụng vốn dự phòng; việc giao, giải ngân vốn đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và dự án sử dụng vốn ODA; hoàn thiện pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo hình thức PPP, BT; dự kiến phân bổ vốn đầu tư công trung hạn cho 2 năm cuối của kế hoạch.
Đẩy nhanh tiến độ giao tự chủ, gắn trách nhiệm giải trình trong quản lý ngân sách
Đánh giá giữa kỳ và giải pháp tiếp tục thực hiện hiệu quả kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm: về cân đối ngân sách nhà nước trong trung hạn và dài hạn; tỷ lệ huy động từ thuế, phí trên GDP; tỷ trọng thu nội địa trên tổng thu ngân sách nhà nước; tỷ trọng chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; thực hiện chiến lược cải cách thuế; tăng cường năng lực và nguồn lực tài chính quốc gia.
Về phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017; các vấn đề dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2019, bội chi và nợ công; nguyên tắc và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và các giải pháp bảo đảm thực hiện.
Trong phiên họp này, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu quốc hội quan tâm về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trước khi có Luật Đầu tư công, tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, quyết định đầu tư không xác định được nguồn vốn, nhiều dự án dở dang... đã để lại hậu quả nặng nề. “Luật Đầu tư công ra đời nhằm giải quyết tình trạng đầu tư dàn trải, tuy chưa xử lý được triệt để nhưng đã có những kết quả rất đáng ghi nhận”, Bộ trưởng khẳng định. Bên cạnh đó, sau khi ban hành Luật Đầu tư công, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản đã được xử lý. Từ sau ngày 01-01-2015, nếu phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, ý thức chấp hành pháp luật về đầu tư công đã được nâng lên rõ rệt. Dẫn chứng cho điều này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết giai đoạn 2011 - 2015 có gần 21.000 dự án đầu tư mới, trong khi giai đoạn 2016 - 2020 con số chỉ là 9.620 dự án. Trong số hơn 9.000 dự án này cũng có tới hơn 8.000 dự án là của giai đoạn 2011-2015 chuyển qua, dự án khởi công mới dùng vốn ngân sách Trung ương chỉ là 412 dự án và chiếm chưa tới 4%.
Giải trình, làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trong điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ các bộ, ngành tăng cường công tác phối hợp. Công tác phối hợp không chỉ giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính mà còn giữa các bộ, ngành thông qua hình thức là tại các phiên họp, các thành viên Chính phủ thường xuyên thảo luận, bàn bạc rất kỹ. Bên cạnh đó, Chính phủ có Tổ công tác điều hành vĩ mô do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm tổ trưởng, ngoài ra còn có Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương. Tổ công tác tổ chức họp định kỳ và bàn bạc những vấn đề rất cụ thể trong công tác hoạch định và điều hành chính sách.
Trong công tác quản lý giá, Ban Chỉ đạo về điều hành giá do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng ban thường xuyên họp và phối hợp trong việc cung cấp thông tin liên quan đến công tác hoạch định, điều hành chính sách của các bộ. Trong điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương điều hành chính sách tỷ giá ổn định theo mục tiêu xuyên suốt là ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Nhờ đó, ổn định được nghĩa vụ nợ nước ngoài của ngân sách, ổn định cán cân thanh toán xuất nhập khẩu, kiều hối và kiểm soát lạm phát, tạo lập, củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Về kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong hoạch định và điều hành, nhờ đó, chính sách tiền tệ giữ được sự ổn định; lạm phát cơ bản ở mức thấp. Trong điều hành vĩ mô, thời gian qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Tài chính đã trao đổi rất chặt chẽ, điều tiết lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước về Ngân hàng Nhà nước để giữ ổn định thanh khoản, ổn định lãi suất, không gây sức ép lên thị trường tiền tệ, giữ ổn định nền tảng vĩ mô.
Thứ ba, ngày 30-10-2018, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường. Quốc hội sẽ nghe Báo cáo việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV và Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, sau đó, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan.
Phiên họp cũng sẽ được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam truyền hình, phát thanh trực tiếp./.
Thứ ba, ngày 30-10-2018, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường. Quốc hội sẽ nghe Báo cáo việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV và Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, sau đó, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan.
Phiên họp cũng sẽ được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam truyền hình, phát thanh trực tiếp./.
Những biến chứng và cách điều trị đái tháo đường type 2  (29/10/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 22 đến ngày 28-10-2018  (29/10/2018)
Cả nước chung tay vì mục tiêu 100% bệnh nhân HIV sẽ có thẻ Bảo hiểm y tế  (29/10/2018)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay