Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng
TCCSĐT - Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác tôn giáo như: Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 18-6-2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,...
Trên cơ sở đó, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng nhu cầu tinh thần của đại đa số đồng bào có tôn giáo. Đến nay, Nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân cho 33 tổ chức tôn giáo trong 13 tôn giáo ở Việt Nam được công nhận tư cách pháp nhân. Nhà nước tôn trọng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo; tôn trọng quyền của các tôn giáo trong việc phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển và bổ nhiệm các vị chức sắc, nhà tu hành chăm lo việc Đạo theo Điều lệ của tôn giáo và quy định của pháp luật. Nhà nước cũng quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về công tác báo chí, in ấn, xuất bản liên quan đến hoạt động tôn giáo, tạo thuận lợi cho các tôn giáo tham gia các hoạt động quốc tế với các tổ chức tôn giáo trong khu vực, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về tôn giáo. Một số tôn giáo đã tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn thu hút đông đảo chức sắc, tín đồ trong và ngoài nước như: Đại lễ Phật Đản Vesak 2008; Đại lễ kỷ niệm 30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam; lễ khai mạc năm Thánh 2010; Đại hội Dân Chúa; lễ hội La Vang (Thừa Thiên - Huế); lễ kỷ niệm 100 năm Tin lành đến Việt Nam; lễ hội Yến Diêu trì cung của Đạo Cao đài,...
Nhiều bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng những chương trình hành động, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, nhằm nâng cao đời sống, giải quyết vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, tạo thuận lợi cho các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Đời sống của đồng bào các tôn giáo được chăm lo cải thiện đáng kể.
Tuy vậy, một số văn bản quản lý hiện hành chưa theo kịp thực tiễn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và cũng chưa phù hợp với điều kiện hiện nay; nhận thức về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một số tổ chức từ Trung ương đến địa phương, cơ sở còn thiếu cụ thể và chưa sâu sắc. Thực tế cho thấy, còn tồn tại cả khuynh hướng chủ quan nóng vội, lẫn khuynh hướng hữu khuynh, buông lỏng quản lý. Việc đầu tư nguồn lực để bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực này còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Thí dụ, nhiều cán bộ làm công tác tôn giáo ở địa phương tự đánh giá là trái chuyên môn, ít được đào tạo, bồi dưỡng, nên chưa nắm vững chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo.
Trước tình hình đó, để tổ chức triển khai thực hiện phương hướng nêu trên của Đại hội XII, trước tiên, cần nắm vững những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về tôn giáo. Đó là: 1/ Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng bào tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 2/ Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Các tôn giáo hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. 3/ Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động nhân dân. 4/ Đấu tranh và xử lý nghiêm những hành động vi phạm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và lợi dụng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Thứ hai, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo gắn với nghĩa vụ trong thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải xuất phát từ quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo; nhưng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải gắn với nghĩa vụ trong thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Quyền và nghĩa vụ là hai mặt không thể tách rời của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Công dân muốn được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì phải gánh vác nghĩa vụ khi thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo, dù ở bất kỳ một tín ngưỡng, tôn giáo nào. Đây là điều kiện bảo đảm cho quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện. Mặt khác, Nhà nước cũng sẽ bảo đảm cho các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của công dân được thực hiện trên cơ sở nghiêm chỉnh chấp hành các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Nguyên tắc quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo gắn với nghĩa vụ trong thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo là bảo đảm để mọi công dân đều bình đẳng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền bình đẳng ở đây bao gồm sự không phân biệt về giới tính nam - nữ, dân tộc, văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú và tôn giáo,... Mọi công dân đều được hưởng giá trị tự do tôn giáo như nhau và đóng góp như nhau cho sự phát triển của tự do tín ngưỡng, tôn giáo và đặc biệt, họ đều bình đẳng trước pháp luật khi vi phạm các quy định pháp luật về tự do tôn giáo của Nhà nước.
Nguyên tắc quyền gắn với nghĩa vụ trong thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo, một mặt, đòi hỏi tất cả các tín ngưỡng, tôn giáo khi áp dụng quy phạm (giáo lý, giáo luật, nghi lễ, hiến chương, điều lệ,...) đối với các đệ tử của mình thì cũng phải tôn trọng quyền tự do công dân của họ. Mặt khác, nguyên tắc cũng đòi hỏi mọi quy định trong hệ thống pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đều phải có cơ sở và điều kiện hiện thực hóa được trong thực tế cuộc sống; tránh những quy định tạo ra sự không phù hợp, thiếu tính khả thi khiến cho công dân không thể thực hiện được.
Và nguyên tắc đó cũng đòi hỏi trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm hiệu lực của các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, vì không có sự bảo đảm của Nhà nước sẽ không có hiệu quả trên thực tế về các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, ở nước ta hiện nay, Văn kiện Đại hội XII của Đảng (01-2016) đề ra phương hướng: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận theo quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật(1).
Để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu lực, hiệu quả phương hướng do Đại hội XII của Đảng đề ra, trong thời gian tới, cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Thông qua tổng kết thực tiễn, rà soát, sửa đổi những văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp, thiếu tính khả thi, gây trở ngại cho các hoạt động bình thường của tôn giáo. Trong đó, coi trọng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo, và liên quan đến quản lý đất đai, cơ sở thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo.
Hai là, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức đoàn thể và cán bộ, đảng viên về các quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước và hệ thống pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Các ngành, các cấp, nhất là ở địa phương, cơ sở thường xuyên động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo, đã được Nhà nước công nhận; và chủ động ngăn ngừa, đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đặc biệt tại những địa bàn trọng điểm về tôn giáo, dân tộc, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của các tôn giáo, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn phát sinh, những hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, nhằm kích động gây chia rẽ tôn giáo, dân tộc, và xâm phạm an ninh quốc gia.
Bốn là, kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo theo hướng thống nhất mô hình quản lý, cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác này ở các địa phương và cơ sở. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo; khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ được đào tạo về công tác tôn giáo; có chế độ ưu đãi hợp lý cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
Năm là, chủ động công tác đối ngoại tôn giáo và đấu tranh chống lợi dụng một số vấn đề tôn giáo nhạy cảm của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam../.
------------------------------------------------------
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.165
Tích cực phòng chống bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh miền Trung  (29/08/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 22 đến ngày 28-8-2016  (29/08/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 22 đến ngày 28-8-2016  (29/08/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên