Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thúc đẩy tiếp cận Nga trong khuôn khổ nhóm G8
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hiện đang giữ chức Chủ tịch nhóm các nền kinh tế phát triển G7, cho rằng việc đưa Nga trở lại nhóm này là cần thiết, qua đó sự can dự của Moscow giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông.
Phát biểu trên được ông S. Abe đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn chung với tờ “The Financial Times” và nhật báo kinh doanh “Nikkei” của Nhật Bản đăng tải ngày 18-01-2016, trong bối cảnh Nga và Mỹ đang ở hai phía đối địch trong cuộc chiến ở Syria, trong khi khu vực này cũng đang chứng kiến các cuộc khủng hoảng khác, như xung đột tại Yemen, căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran…
Theo ông S. Abe, Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc đối phó với các cuộc khủng hoảng quốc tế, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông. Ông nhấn mạnh “chúng ta cần sự can dự mang tính xây dựng của Nga”, và việc tiến hành “đối thoại thỏa đáng” với Moscow cũng như với Tổng thống Nga V. Putin là rất quan trọng.
Ông S. Abe cũng nói rằng, ông sẽ cân nhắc thăm Moscow “vào một thời điểm thích hợp” với tư cách Chủ tịch G7, hoặc mời Tổng thống Nga V. Putin đến Tokyo.
Nga coi Iran và Tổng thống Syria Bashar al-Assad là những đồng minh mạnh nhất của Nga tại khu vực Trung Đông, đồng thời Moskva nắm giữ một ghế ủy viên thường trực có quyền phủ quyết trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và được coi là một trung gian quyền lực trong khu vực.
Nhóm G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản và Mỹ. Trước đây nhóm có sự tham gia của Nga trong khuôn khổ G8. Tuy nhiên, Nga đã bị loại khỏi nhóm sau khi Moscow sáp nhập Crimea trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở miền Đông Ukraine./.
Sự trở lại của Iran làm tăng sức ép lên thị trường dầu mỏ thế giới  (18/01/2016)
Sự trở lại của Iran làm tăng sức ép lên thị trường dầu mỏ thế giới  (18/01/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 11 đến ngày 17-01-2016  (18/01/2016)
Con tàu chở mùa Xuân từ đất Mẹ đến với Nhà giàn DK1  (17/01/2016)
Vấn đề người di cư: Áo tạm ngừng thực thi hiệp định Schengen  (17/01/2016)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam