Vấn đề người di cư: Áo tạm ngừng thực thi hiệp định Schengen
Trong bài trả lời phỏng vấn tờ Oesterreich của Áo số ra ngày 17-01, ông Faymann nhấn mạnh Áo sẽ siết chặt kiểm soát biên giới và sẽ kiểm tra từng người một nhập cảnh nước này, đặc biệt là sẽ tăng cường kiểm tra người di cư và sẽ trục xuất những người không có quyền tị nạn.
Trước đó ngày 12-01, ông Faymann cho biết Áo sẽ có hành động cứng rắn hơn tại biên giới để hạn chế người di cư vào Áo, nước vốn đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế.
Tuyên bố của ông Faymann được đưa ra giữa lúc mỗi ngày Đức trao trả hàng trăm người di cư xâm nhập vào Đức từ Áo.
Cảnh sát bang Oberösterreich của Áo cho biết số người di cư bị đưa lại nước này đã tăng từ 60 người mỗi ngày vào tháng 12 năm ngoái lên 200 người kể từ đầu năm nay.
Trước đó do có chính sách dễ dãi trong việc tiếp nhận người di cư, ông Faymann đã phải chịu sự chỉ trích từ các đối tác trong liên minh cầm quyền cũng như của đảng Tự do cực hữu.
Trước Áo, Đan Mạch và Thụy Điển cũng đã siết chặt kiểm soát người nhập cảnh vì lo ngại các nguy cơ mất an ninh do dòng người di cư ồ ạt.
Những thực tế này cho thấy hiệp định Schengen, vốn xóa nhòa biên giới cho người dân đi lại giữa 22 nước thành viên EU và 4 quốc gia ngoài EU, đang dần mất hiệu lực, khiến không ít ý kiến các nước khu vực, trong đó có Đức lo ngại.
Thỏa thuận Schengen về tự do đi lại vốn được coi là "nguyên tắc quan trọng” và là một trong những “thành tựu” lớn nhất của EU./.
Tưởng niệm liệt sỹ hy sinh ở Vùng thềm lục địa phía Nam Tổ quốc  (17/01/2016)
Lào tích cực chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Nhân dân Cách mạng Lào  (17/01/2016)
Liên hợp quốc lên án vụ tấn công khủng bố tàn ác ở Burkina Faso  (17/01/2016)
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm qua  (17/01/2016)
Hiến máu vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm với đồng bào  (17/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển