Hội thảo khoa học “Kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước” (30-4-1975 - 30-4-2015)
TCCSĐT - Ngày 24-4-2015, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước” (30-4-1975 - 30-4-2015).
Phát biểu tại Hội thảo, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, cách đây 40 năm, thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta; đồng thời kết thúc chặng đường ba thập kỷ đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và củng cố thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đây là mốc son sáng ngời trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, là thành quả của ý chí đoàn kết và tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của toàn dân tộc. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 chứa đựng ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn, mở ra kỷ nguyên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
PGS, TS. Nguyễn Danh Tiên, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng khẳng định: thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước còn bắt nguồn từ đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam, trong đó đường lối quân sự là một nội dung đặc biệt quan trọng. Đường lối quân sự của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là đường lối khởi nghĩa vũ trang toàn dân và kháng chiến toàn dân, toàn diện. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, nhân dân ta kế thừa truyền thống oanh liệt cả nước chung sức đánh giặc của cha ông, không ngừng phát triển truyền thống đó trong điều kiện mới, lên một tầm cao mới. Đó còn là đường lối vũ trang quần chúng cách mạng đi đôi với xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy được sức mạnh của toàn dân, ba thứ quân; kết hợp chặt chẽ hai hình thức chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng và vận dụng phương thức đánh địch trên cả ba vùng chiến lược nông thôn rừng núi - nông thôn đồng bằng - thành thị với những hình thức thích hợp... Bên cạnh đó, nhận thức sâu sắc vai trò của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa của cách mạng cả nước.
PGS, TS. Nguyễn Văn Sự (Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng) cho rằng, trong quá trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Đảng ta và Quân ủy Trung ương đã thể hiện tài năng lãnh đạo chiến tranh và nghệ thuật chỉ đạo chiến lược sắc sảo, chính xác, linh hoạt, kịp thời, mà nổi bật và xuyên suốt là tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo”, với nhịp độ “một ngày bằng hai mươi năm”. Có thể nói, “thần tốc, táo bạo” trong chỉ đạo chiến lược ở giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước phản ánh sâu sắc tinh thần cách mạng triệt để, không ngừng tiến công của Đảng ta. Khi đã quyết định tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược, phải tiến công mạnh mẽ, liên tục, táo bạo, dồn dập, biết tập trung lực lượng áp đảo trên những mục tiêu chủ yếu, trong từng lúc và trên từng hướng để nhanh chóng tạo thời cơ mới, nắm vững thời cơ, kịp thời tận dụng thời cơ giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Ý kiến của PGS, TS. Trần Trọng Thơ nhấn mạnh, tinh thần đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia là một nhân tố quyết định đối với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ba nước. Trong suốt những năm kháng chiến, Chính phủ và mặt trận của mỗi nước luôn phối hợp với nhau về chính trị, ngoại giao, hình thành 3 tầng mặt trận đoàn kết, hỗ trợ nhau chiến đấu. Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược để lại tiền đề quan trọng trong xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa ba nước.
Tại Hội thảo, các tham luận tập trung làm rõ các vấn đề:
- Một là, đường lối cách mạng Việt Nam, đường lối tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoạch định một cách chủ động, sáng tạo, thường xuyên điều chỉnh sát với thực tiễn cuộc kháng chiến, là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Hai là, nêu cao sự nghiệp chính nghĩa, ý chí thống nhất Tổ quốc cùng khát vọng hòa bình. Đây là những nhân tố hợp thành sức mạnh của toàn dân tộc Việt Nam, quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Ba là, trên cơ sở những tư liệu, sự kiện mới cùng quan điểm khách quan khoa học để phân tích, đánh giá, làm rõ thêm các bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước...
- Bốn là, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối ngoại giao trong thời đại Hồ Chí Minh. Việc tranh thủ tối đa sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ to lớn của quốc tế trên cơ sở nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc.
- Năm là, những bài học kinh nghiệm vận dụng và phát huy vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.
Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Cơ quan Tổng Kiểm toán Nepal  (25/04/2015)
Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius  (25/04/2015)
Phát huy tinh thần Chiến thắng 30-4 trong sự nghiệp đổi mới  (25/04/2015)
ECB: Phục hồi kinh tế đã xuất hiện tại 19 nền kinh tế Eurozone  (24/04/2015)
Hội nghị Cấp cao ASEAN 26: Thúc đẩy ASEAN liên kết chặt chẽ  (24/04/2015)
Việt Nam cần gây dựng niềm tin của công chúng đối với tiêm chủng  (24/04/2015)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên