ECB: Phục hồi kinh tế đã xuất hiện tại 19 nền kinh tế Eurozone
Thành viên ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Benoit Coeure ngày 23-4 cho hay, sự phục hồi đã xuất hiện tại 19 nền kinh tế Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), song điều này có kéo dài hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào (quyết sách của) các chính phủ.
Ông Coeure cho rằng sự phục hồi của Eurozone rõ ràng đã xuất hiện, tăng trưởng đang quay trở lại khi tất cả chỉ số lòng tin kinh doanh và các hộ gia đình đang có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, thông tin tốt là sự phục hồi này bắt nguồn từ nhu cầu tiêu thụ và chi tiêu tiêu dùng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tiến trình phục hồi hiện nay chỉ đơn thuần là một chu kỳ và phần nào đó trải rộng không đồng đều giữa các quốc gia.
Để giúp kinh tế Eurozone tăng trưởng trở lại, ECB đã triển khai chương trình nới lỏng định lượng (QE) trị giá hơn 1.000 tỷ euro, bắt đầu tư tháng Ba vừa qua, nhằm mua vào lượng trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp trị giá 60 tỷ euro/tháng và kéo dài cho đến ít nhất tháng 9-2016. Trong bối cảnh đồng euro yếu và giá năng lượng sụt giảm, kế hoạch của ECB là bơm thật nhiều tiền vào nền kinh tế.
Do đó, những yếu tố tích cực đối với nền kinh tế chỉ là tạm thời và ông Coeure hối thúc các chính phủ thúc đẩy công cuộc cải cách kinh tế, để tăng trưởng có thể duy trì trong dài hạn. Điều này có thể đạt được thông qua những cải tổ trên thị trường lao động và xây dựng môi trường kinh doanh có lợi hơn cho hoạt động đầu tư.
Đánh giá về chương trình QE, ông Coeure thừa nhận ECB đã gặp phải một vài vấn đề kỹ thuật trong quá trình triển khai chương trình này. Tuy nhiên, mọi việc đã diễn ra rất suôn sẻ tại tất cả thành viên Eurozone và phản ứng của thị trường là đúng như những gì ECB đã kỳ vọng.
Liên quan tới tương lai của Hy Lạp trong Eurozone, ông Coeure cho biết phần lớn người dân Hy Lạp vẫn muốn nước này tiếp tục là thành viên của Eurozone, song điều đó phụ thuộc vào việc Chính phủ Hy Lạp triển khai các hành động cần thiết và đạt thỏa thuận với Eurozone ra sao./.
Hội nghị Cấp cao ASEAN 26: Thúc đẩy ASEAN liên kết chặt chẽ  (24/04/2015)
Việt Nam cần gây dựng niềm tin của công chúng đối với tiêm chủng  (24/04/2015)
Việt Nam kiên quyết phản đối Canada thông qua đạo luật S-219  (24/04/2015)
Thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam  (24/04/2015)
Chủ tịch nước dự các hoạt động tại Hội nghị Cấp cao Á - Phi  (24/04/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên