Vai trò của Tây Nguyên trong vùng Tam giác phát triển
Ngày 9-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp tác xuyên biên giới và vai trò của Tây Nguyên trong vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Capuchia," với sự tham gia của các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Trung Quốc, Dân tộc học, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Học viện chính trị khu vực I, Đại học Kinh tế…
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết hợp tác kinh tế giữa các quốc gia láng giềng là một xu thế đang ngày càng tỏ rõ hiệu quả vì lợi ích chung của các bên tham gia. Thực tế đã có nhiều mô hình hợp tác xuyên biên giới được hình thành và phát triển, có vai trò đáng kể trong việc khai thác lợi thế, bổ sung cho nhau của các quốc gia láng giềng như Tam giác tăng trưởng Indonesia - Malaysia - Singapore, tứ giác tăng trưởng Brunei - Indonesia - Malaysia và Philippines…
Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Capuchia đã qua 14 năm tồn tại. Trong đó, việc xác định vai trò, vị trí của Tây Nguyên là một trong những nhiệm vụ đặt ra đối với Việt Nam trong phát triển vùng này và cũng là nội dung quan trọng trong việc tham gia hợp tác ở khu vực Tam giác phát triển.
Ở các mức độ khác nhau, các nhà khoa học đã chỉ ra những mặt mạnh, lợi thế và cả những khó khăn trong phát triển của các tỉnh Tây Nguyên, cũng như đẩy mạnh hợp tác biên giới giữa ba nước. Những yếu tố khách quan tạo nên thuận lợi trong hợp tác là xu hướng liên kết hợp tác của khu vực, nhu cầu của các bên, sự tương đồng về địa kinh tế, địa chính trị, về văn hóa, xã hội, tiềm năng và lợi thế về tài nguyên…
Trong vùng Tam giác phát triển, Tây Nguyên là vùng rất lớn, chiếm 6,1% dân số của ba nước, có tiềm năng về rừng, đa dạng sinh học, thủy điện, là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng song còn gặp nhiều khó khăn do địa hình khá hiểm trở, đi lại khó khăn, trình độ dân trí chênh lệch...
Các đại biểu cho rằng, hiện nay có nhiều vấn đề đặt ra trong hợp tác kinh tế - xã hội xuyên biên giới như các vấn đề về pháp lý, vấn đề liên quan đến việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các khu kinh tế đặc biệt, các chợ biên giới; các vấn đề xã hội, an ninh, quốc phòng, di cư, bảo vệ môi trường, quản lý ngăn ngừa tội phạm xuyên biên giới. Quan trọng vẫn là bài toán phát triển, chủ động ứng phó với các thế lực thù địch.
Để thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới, về phía Việt Nam phải xem Tây Nguyên là chủ yếu, là một cực tăng trưởng chính, nơi thu hút lao động, làm động lực cho vùng Tam giác phát triển, và cần phải có cơ chế đặc thù để giải quyết các vấn đề Tây Nguyên thông qua các chính sách vùng biên cương của các nước trên cơ sở đoàn kết, hợp tác giữa các quốc gia./.
OECD: Hầu hết các nền kinh tế lớn duy trì đà tăng trưởng  (09/08/2013)
Quyết tâm cải cách công vụ, công chức để xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân  (09/08/2013)
Sửa đổi, bổ sung các quy định về viện kiểm sát nhân dân trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (09/08/2013)
Hòa giải dân tộc - Con đường duy nhất tránh nội chiến ở Ai Cập  (09/08/2013)
Bắc Phi lại chấn động  (09/08/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên