Sự lựa chọn của nước Pháp - khát vọng tạo dựng một đất nước trẻ trung, năng động ở châu Âu và thế giới
Bằng việc lựa chọn ông Nicolas Sarkozy làm Tổng thống nhiệm kỳ 2007-2012, nước Pháp khẳng định quyết tâm đổi mới để tạo dựng một đất nước trẻ trung, năng động ở châu Âu và trên thế giới.
Với việc giành được sự ủng hộ của 53,2% số cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vòng hai ngày 6-5 vừa qua, ngày 16-5 tới, ông Nicolas Sarkozy sẽ chính thức kế nhiệm Tổng thống Jacques Chirac – 74 tuổi, trở thành vị Tổng thống thứ sáu của nền Cộng hoà Pháp.
Sinh ngày 28-1-1955, tại quận 17 (Paris), Nicolas Sarkozy là con trai một người nhập cư gốc Hungary. Năm nay ông 52 tuổi, được coi là trẻ để trở thành Người đứng đầu của một trong 8 nước phát triển hàng đầu thế giới. Thế nhưng, ông đã có tới hơn 30 năm hoạt động chính trị. Tốt nghiệp ngành luật và khoa học chính trị, ông trở thành luật sư năm 26 tuổi. 4 năm trước đó, khi vẫn còn là sinh viên, ông đã trúng cử vào Hội đồng thành phố. Đó là cơ sở quan trọng để năm 28 tuổi, ông trở thành Thị trưởng Neuilly - một khu vực giàu có thuộc ngoại ô thủ đô Paris. Ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính phủ, như Bộ trưởng Bộ Ngân sách, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ. Tháng 5-2005, lần thứ hai, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Và sau khi được bầu làm Chủ tịch Đảng Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP), ông trở thành ngưòi có vai trò và quyền lực vững chắc trong chính phủ của Tổng thống Jacques Chirac và có uy tín không thua gì Thủ tướng Dominique de Villepin.
Những thành công đó của Nicolas Sarkozy không chỉ thể hiện quyết tâm và nỗ lực của ông trên con đường sự nghiệp, mà còn là khát vọng trở thành chủ nhân của Điện Elysee. Ông từng thẳng thắn công khai trong lần tranh cử vòng hai vừa qua rằng: “ Tôi đã đấu tranh cật lực và đã leo lên từng bậc, từ bậc thang thấp nhất. Chỉ còn lại một bậc thang cuối cùng, và tôi đặt niềm tin vào các bạn…”. Bậc thang ấy, hay khát vọng ấy, giờ đây đã đạt được. Song không đơn giản chỉ với quyết tâm cùng khát vọng mãnh liệt đó, mà ông Sarkozy đã đạt được mục tiêu của mình. Thực tế ông là nguời đã biết chuẩn bị rất kỹ từ nhiều năm nay cho cuộc đua vào Điện Elyzee lần này. Ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2 của ông Jacques Chirac năm 2002, Nicolas Sarkozy đã tận dụng và phát huy có hiệu quả vị thế của mình tại Bộ Nội vụ và Bộ Kinh tế - Tài chính nhằm chứng tỏ cho nguời Pháp biết rằng ông là nguời hành động và có khả năng tạo nên luồng sinh khí mới cho nước Pháp. Không chỉ có vậy, Nicolas Sarkozy đã rất thành công trong việc khẳng định mình là một con ngưòi mới - nguời biết đoạn tuyệt với những trì trệ, yếu kém của nuớc Pháp trong những năm qua. Nhờ vậy, trên con đuờng tiến vào Điện Elyzee, ông đã nhanh chóng đánh bại một số đối thủ chính ngay trong đảng UMP của mình và cũng loại đuợc cả cựu Thủ tướng Dominique đe Villepin - ứng cử viên yêu thích của ông Chirac. Khi đã có những điều kiện rất cần thiết đó, ông Sarkozy đã lựa chọn được một chiến lược tranh cử hoàn hảo. Ngay từ vòng một, để lôi kéo các cử tri cực hữu, ông nhấn mạnh tới các vấn đề truyền thống của phái hữu, như chống tội phạm, chống nhập cư trái phép, ưu tiên tạo công ăn việc làm. Chiến lược này đã rất thành công, khi ông nhận đuợc hơn 30% số phiếu bầu tại vòng một. Đồng thời, ông quyết định chọn các giá trị lao động - một vấn đề luôn đuơc nguời Pháp quan tâm, làm chủ đề trọng tâm cho suốt chiến dịch tranh cử, với nhiều hứa hẹn hấp dẫn như, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống duới mức 5% từ nay cho tới năm 2012, khuyến khích dân chúng làm nhiều hưởng nhiều mà không phải đóng thuế, tạo thêm cơ hội việc làm cho ngưòi dân. Những chủ trương này được cả ngưòi dân lẫn giới chủ doanh nghiệp hoan nghênh.
Ngược lại bà Roayl đưa ra các biện pháp chính trị cụ thể quá muộn lại không thu hút được sự chú ý đặc biệt của dân chúng. Ngoài ra, người dân Pháp cũng rất quan tâm đến năng lực ngoại giao của một tổng thống. Vì thế, trong suốt quá trình tranh cử, ông Sarkozy luôn cố gắng thể hiện là ngưòi hùng biện giỏi, chín chắn, thành thạo. Còn bà Roayl lại tỏ ra còn nhiều hạn chế về các vấn đề quốc tế.
Tất cả nhữngg yếu tố đó đã làm nên chiến thắng cho ông Sarkozy trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua. Với việc giành được hơn 53% số phiếu bầu so với tỷ lệ 47% của bà Royal, ông Sarkozy đã vuợt qua đối thủ hai triệu phiếu bầu. Nếu nhìn lại cả quá trình tranh cử cùng với chiến lược của ông Sarkozy và bà Royal, kết quả này không phải là một điều bất ngờ lớn đối với đông đảo người dân Pháp. Đối với dư luận Pháp, đó còn là một chiến thắng logic. Nhưng, có một điều bất ngờ nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp lần này là gần 86% cử tri Pháp đi bỏ phiếu - mức cao nhất trong vòng 40 năm qua. Điều đó cho thấy, đông đảo người dân Pháp mong muốn tạo sự thay đổi lớn cho đất nước. Họ hy vọng với một thế hệ lãnh đạo mới, trẻ, nước Pháp sẽ vực dậy nền kinh tế, giải quyết ổn thoả các vấn đề xã hội và tạo một vị thế mới ở châu Âu và thế giới. Hiểu được ý chí và nguyện vọng đó, nên, ngay sau khi đắc cử Tổng thống, ông Sarkozy khẳng định: “Tôi yêu nước Pháp, nước Pháp đã cho tôi tất cả và bây giờ đến lượt tôi trả ơn nước Pháp”.
Mặc dù đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống và được coi là người có bản lĩnh và quyết đoán, song con đuờng cầm quyền của ông Sarkozy không hề bằng phẳng. Bởi vì, nhiệm vụ đặt ra trước mắt ông hiện rất nặng nề. Ngay trước mắt, thử thách đầu tiên mang tính quyết định, là ông Sarkozy phải đảm bảo đảng UMP của ông giành được đa số ghế trong cuộc tổng tuyển cử vào Quốc hội sẽ diễn ra trong tháng 6 tới, để có ưu thế quyết định trong Chính phủ. Trong khi đó, các đảng đối lập, nhất là Đảng Xã hội của bà Roayl cũng cho biết họ tiếp tục đấu tranh để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội này. Những cuộc bạo loạn liên tiếp nổ ra tại các khu ngoại ô Paris ngay sau ngày ông Sarkozy đắc cử, là một bằng chứng cho mục tiêu đó của các đảng đối lập, trong đó có Đảng Xã hội. Đó cũng là lý do, ông Sarkozy đã nhanh chóng đưa ra chương trình hành động trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên của mình. Ông cho biết sẽ dành ưu tiên cho các vấn đề kinh tế, giảm thuế, giảm tình trạng thất nghiệp. Về chính sách đối ngoại, ông cũng tập trung củng cố mối quan hệ với châu Âu, tiếp tục duy trì trục quan hệ Pháp - Đức như trụ cột của quá trình nhất thể hoá châu Âu. Ông cũng cam kết sẽ tiếp tục triển khai chính sách ngoại giao tích cực với Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Đối với Đông Nam Á – nơi ông Jacques Chirac dành nhiều tình cảm thân thiết, nguời ta cho rằng, ông Sarkozy cũng sẽ duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa Pháp với các nước ở khu vực này. Đặc biệt, đối với Mỹ, ông Sarkozy sẽ phải hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước, vốn căng thẳng do chính phủ của ông Chirắc không ủng hộ cuộc chiến tranh Irắc do Mỹ phát động. Ngay sau đắc cử Tổng thống, ông Sarkozy khẳng định Mỹ “có thể tin cậy vào tình bạn với Pháp”, nhưng cũng thẳng thắn đề nghị “Mỹ không nên gây trở ngại trong cuộc đấu tranh chống lại sự nóng lên toàn cầu”. Điều đó cho thấy, ông Sarkozy cũng sẽ thi hành chính sách đối ngoại mà người tiền nhiệm của ông đã thực hiện trong nhiều năm qua.
Với những khó khăn và thách thức lớn như vậy, rõ ràng, để thực hiện được những cam kết của mình trước ngưòi dân Pháp, tân Tổng thống Sarkozy không chỉ kế thừa những thành tựu tốt đẹp mà ông Jacques Chirac để lại, mà còn phải hàn gắn những rạn nứt trong nội bộ nước Pháp, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định. Có như vậy, ông Sarkozy mới có thể tạo dựng được một nuớc Pháp trẻ trung, năng động, để tiếp tục nắm giữ vai trò đầu tầu ở châu Âu và có tiếng nói quan trọng trên thế giới – như mong muốn của đông đảo nguòi dân Pháp và cộng đồng quốc tế.
“Văn hoá súng đạn” và nhân quyền của Mỹ  (10/05/2007)
GDP năm 2006  (10/05/2007)
Số học sinh phổ thông 2006-2007  (10/05/2007)
Dự báo GDP của ASEAN 2007  (10/05/2007)
Kinh tế Đông Á tăng trưởng cao  (10/05/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển