Dấu ấn quan trọng trong mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Hàn Quốc
Tăng cường hợp tác chính trị
Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội trong chuyến thăm lần này diễn ra dày đặc. Ngoài hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Moon Hee Sang và hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, các hoạt động khác rất phong phú. Phía Hàn Quốc cũng cho biết rất mong đợi chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và cho rằng chuyến thăm lần này mang dấu ấn quan trọng trong mối quan hệ tốt đẹp giữa hai đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Trong hội kiến với Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in cho biết, Hàn Quốc xem Việt Nam là người bạn tốt nhất và gần gũi nhất. Hai nhà lãnh đạo đã bàn những vấn đề cụ thể trên tinh thần cởi mở và thẳng thắn. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo đều có chung nhận định, sau 26 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc đã thể hiện bước phát triển hết sức nhanh chóng và quan hệ chính trị giữa hai nước phát triển ngày càng tốt đẹp.
Chia sẻ về chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào tháng 3-2018, Tổng thống Moon Jae-in cho biết ông chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên để trao đổi về Chính sách hướng Nam mới.
Đối với quan hệ Quốc hội hai nước, hai nhà lãnh đạo đã đánh giá rất sâu và kỹ về Thoả thuận hợp tác giữa hai Quốc hội ký kết từ năm 2013; đánh giá cao việc lãnh đạo Quốc hội hai nước thường xuyên thăm, tiếp xúc cấp cao. Cùng với đó, các cơ quan Quốc hội cũng quan hệ chặt chẽ, trong đó có Nhóm nghị sỹ hữu nghị hai nước. Nhóm Nghị sĩ hữu nghị hai nước không chỉ đóng góp vào quan hệ giữa hai Quốc hội mà còn giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ hợp tác song phương, trong đó có hợp tác kinh tế. Ngoài ra, Quốc hội hai nước còn ủng hộ và hỗ trợ nhau trên các diễn đàn đa phương.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại
Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đều đánh giá rằng, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc rất khả quan. Hàn Quốc đã trở thành quốc gia có doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam lớn nhất với số vốn đăng ký lên tới 62 tỷ USD. Trong thương mại hai chiều, Việt Nam đứng thứ tư ở Hàn Quốc và Hàn Quốc đứng thứ hai ở Việt Nam. Chính phủ Hàn Quốc cũng duy trì chính sách hỗ trợ Việt Nam thông qua nguồn vốn ưu đãi ODA, trở thành quốc gia cung cấp ODA lớn thứ hai cho Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc cũng như các thương hiệu mạnh của Hàn Quốc trên thế giới đều có mặt tại Việt Nam.
Tổng thống Hàn Quốc cũng như Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc và Chủ tịch Quốc hội nước ta đều bày tỏ mong muốn hai nước sẽ đạt 100 tỷ USD kim ngạch hai chiều vào năm 2020. Đây là định hướng rất quan trọng. Cụ thể hóa định hướng này, nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng Hàn Quốc Sung Yunmo đã tiến hành ký biên bản ghi nhớ về chương trình hành động hướng đến mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2020 theo hướng cân bằng.
Hàn Quốc là đối tác cung cấp ODA
lớn thứ hai của Việt Nam (sau Nhật Bản) và Việt Nam là nước nhận viện
trợ ODA lớn nhất của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã hỗ trợ 1,2 tỷ USD vốn vay ưu
đãi từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) cho giai đoạn 2012 - 2015
và 1,5 tỷ USD cho giai đoạn 2016 - 2020, tập trung vào ba lĩnh vực: tăng
trưởng xanh, xây dựng hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Nhìn chung,
các dự án ODA của Hàn Quốc đều nằm trong lĩnh vực ưu tiên cao của Việt
Nam, triển khai đúng tiến độ, có mức giải ngân tăng đều qua các năm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc đã tổ chức Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc. Việt Nam có 64 doanh nghiệp, phía bạn đã có trên 200 doanh nghiệp. Chủ tịch Quốc hội hai nước đều dự và có bài phát biểu gợi mở nhiều vấn đề cho doanh nghiệp hai nước tiếp tục hợp tác kinh doanh trong thời gian tới.
Phát biểu với các doanh nghiệp Hàn Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, các doanh nghiệp Hàn Quốc và người dân Hàn Quốc sống tại Việt Nam đã đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam; khẳng định các nhà đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Trong 10 tháng đầu năm 2018, kim
ngạch thương mại hai nước đạt 54,2 tỷ USD. Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực từ ngày 20-12-2015 đã tạo động lực mới
góp phần thực hiện mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên
mức 100 tỷ USD vào năm 2020 theo thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai
nước ký vào tháng 3-2018.
Tính lũy kế đến tháng 10-2018, trong tổng
số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt
Nam, Hàn Quốc đứng thứ nhất, có 7.323 dự án còn hiệu lực với tổng vốn
đăng ký 62,1 tỷ USD (chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư). Trong 10 tháng đầu
năm 2018, Hàn Quốc đứng thứ 2/104 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu
tư tại Việt Nam với vốn đăng ký 6,5 tỷ USD, chiếm 23,4% tổng vốn đầu
tư. Trong đó có dự án nhà máy sản xuất polypropylene và kho ngầm chứa
khí dầu mỏ hóa lỏng tại Việt Nam với vốn đầu tư 1,2 tỷ USD do tập đoàn
Hyosung đầu tư tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Hàn Quốc đã đầu tư vào 19 lĩnh vực,
chủ yếu là công nghiệp gia công, chế tạo, bất động sản, xây dựng… tập
trung nhiều vào một số địa phương như: Bắc Ninh, Hà Nội, Đồng Nai, Hải
Phòng và Thái Nguyên.
Nhân sự kiện này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee Sang đã chứng kiến Lễ khai trương đường bay kết nối đảo ngọc Phú Quốc (Việt Nam) với Seoul (Hàn Quốc) của Hãng hàng không Vietjet. Bắt đầu từ ngày 22-12-2018, đường bay từ Seoul được khai thác khứ hồi hằng ngày tới Phú Quốc - nơi có thể thu hút du lịch rất lớn cho Việt Nam.
Hợp tác văn hóa, giao lưu nhân dân
Tổng thống và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc, Thị trưởng thành phố Busan có chung nhận xét, người dân của Hàn Quốc rất thích đi du lịch Việt Nam. Năm 2017 đạt con số khoảng 2,5 triệu lượt người, năm nay có khả năng đạt từ 3,3-3,4 triệu lượt người và theo dự báo sẽ còn gia tăng vì Việt Nam còn nhiều thắng cảnh đẹp và nền văn hoá lâu đời, người dân thân thiện.
Các nhà lãnh đạo cũng đã thảo luận về những điểm tương đồng giữa hai đất nước, trong đó có văn hóa. Hiện cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc là gần 197.000 người, trong đó có hơn 48.000 lao động, gần 42.000 du học sinh. Hàn Quốc cũng có cộng đồng khoảng 150.000 kiều dân tại Việt Nam.
Về vấn đề tương đồng văn hóa, các nhà lãnh đạo hai nước đã nhấn mạnh đến vai trò của 68.000 gia đình đa văn hóa Việt-Hàn; đánh giá hai nước có mối quan hệ văn hóa tốt đẹp, cho rằng đây là nhân tố quan trọng để kết nối, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước phát triển tốt đẹp hơn.
Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc đề cập đến việc Hàn Quốc đã có nhiều chính sách hỗ trợ cô dâu Việt Nam và người lao động Việt Nam. Phía bạn cũng đánh giá rất cao sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc cho sự nghiệp phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
Cũng trong chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc; trao Huân chương Hữu nghị tặng Giáo sư Ahn Kyong Hwan, Chủ tịch Hội nghiên cứu Việt Nam học tại Hàn Quốc. Đây là phần thưởng cao quý của Nhà nước Việt Nam tặng thưởng cho người nước ngoài có những đóng góp tích cực trong việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Giáo sư Ahn Kyong Hwan, Chủ tịch Hội nghiên cứu Việt Nam học tại Hàn Quốc đã có đóng góp rất lớn trong việc chuyển tải văn hóa Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc thông qua việc dịch và giới thiệu các tác phẩm như “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du... bằng tiếng Hàn Quốc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã gặp đại diện hậu duệ của Hoàng thúc Lý Long Tường ở Hàn Quốc. Đây là dòng họ Lý đã có mặt tại nước bạn cách đây hơn 800 năm nhưng tình cảm của những người con dòng họ Lý luôn hướng về quê hương, đất nước và đã có nhiều đóng góp quan trọng.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, tại thành phố Busan, Giám đốc Đại học Quốc gia Pukyong đã trân trọng trao bằng Tiến sỹ danh dự ngành Chính trị học cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Tại đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã dành thời gian gặp gỡ và nói chuyện với sinh viên Việt Nam đang theo học tại trường.
Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc rất quan tâm đến giao lưu nhân dân, quan tâm đến đội tuyển bóng đá Việt Nam có huấn luyện viên trưởng Park Hang Seo đang thi đấu thành công tại AFF Cup. Cuộc gặp nào các nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng nêu vấn đề này và thể hiện sự ủng hộ đối với đội tuyển bóng đá Việt Nam, tin tưởng đội tuyển sẽ giành thắng lợi cao nhất trong giải./.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính Trị, Thường trực Ban Bí Thư thăm và làm việc tại Angola  (09/12/2018)
Giải quyết kịp thời bức xúc của người dân, không để phát sinh điểm nóng  (08/12/2018)
Thủ tướng gửi thư động viên Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam  (08/12/2018)
Đắk Lắk phải đi đầu trong tự cân đối ngân sách ở Tây Nguyên  (08/12/2018)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Thủ tướng Campuchia  (08/12/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên