Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 27-4-2009 đến 3-5-2009)
1. Mỹ và Cu-ba tổ chức vòng đối thoại mới
Ngày 27-4-2009, tại thủ đô Oa-sinh-tơn, Mỹ đã tổ chức vòng đàm phán không chính thức mới với Cu-ba, đẩy nhanh tốc độ cuộc đối thoại giữa hai bên. Theo một quan chức Mỹ, cuộc gặp gỡ diễn ra giữa ông Tôm Xan-nôn, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Tây bán cầu, và ông Hoóc-hê Bô-la-nốt, Trưởng đại diện Văn phòng quyền lợi Cu-ba tại Mỹ. Đây là lần gặp gỡ không chính thức thứ hai giữa Mỹ và Cu-ba trong hai tuần qua. Mỹ sẽ thảo luận các hoạt động ngoại giao gần đây cũng như những quan ngại về hồ sơ nhân quyền của Cu-ba. Chính quyền của Tổng thống Ba-răc Ô-ba-ma hy vọng tái thiết lập các kênh tiếp xúc với Cu-ba sau 50 năm quan hệ đối nghịch. Còn cộng đồng kiều dân Cu-ba tại Mỹ đánh giá tích cực cuộc đối thoại không chính thức giữa Mỹ và Cu-ba.
2. Bạo lực nghiêm trọng tại miền Nam Thái Lan
Ngày 27-4-2009, tình hình tại ba tỉnh miền Nam Thái Lan Y-a-la (Yala), Pát-ta-ni (Pattani) và Na-ra-thi-vắt (Narathiwat) diễn biến nghiêm trọng khi lực lượng nổi loạn tiến hành một loạt vụ tấn công làm nhiều người thiệt mạng. Đã có ít nhất 10 người chết và hai người bị thương trong các vụ tấn công bị tình nghi do lực lượng ly khai Hồi giáo tiến hành. Trong các vụ tấn công khác, một quan chức chính phủ bị bắn chết tại tỉnh Pát-ta-ni, một người đàn ông Hồi giáo bị bắn chết tại tỉnh Y-a-la. Cũng tại tỉnh này, một người đàn ông khác thiệt mạng khi các tay súng cực đoan chạy xe ngang qua và xả đạn. Chỉ trong ngày 27-4-2009, đã xảy ra 11 vụ tấn công có phối hợp nhằm vào các trường học và trạm điện. Các vụ bạo lực xảy ra chỉ một ngày trước thời điểm đánh dấu 5 năm cuộc tấn công ngôi đền Krue Se (28-4-2004), sự kiện khởi đầu tình trạng leo thang bạo lực dai dẳng tại ba tỉnh miền Nam Thái Lan. Kể từ đó, xung đột bạo lực tại khu vực này đã khiến hơn 3.600 người chết và hàng nghìn người bị thương.
3. Nga và U-crai-na gạt bỏ bất đồng về khí đốt
Ngày 29-4-2009, Nga và U-crai-na gần đạt tới quan điểm bỏ qua những bất đồng về khí đốt để tìm cách xoa dịu mối quan hệ căng thẳng giữa đôi bên khi Thủ tướng Nga V.Pu-tin hội đàm với người đồng nhiệm U-crai-na Chi-mô-xen-cô tại Mat-xcơ-va. Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo gặp gỡ kể từ khi họ ký một thỏa thuận nhằm chấm dứt tranh cãi khí đốt, cuộc khủng hoảng đã đẩy châu Âu vào tình trạng thiếu gas mùa đông năm 2008. Tại cuộc gặp gỡ, bà Chi-mô-xen-cô đảm bảo với ông Pu-tin rằng, dự án hiện đại hóa hệ thống đường ống gas sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự tham gia của Nga. U-crai-na chắc chắn coi Nga và công ty "Gazprom" như các đối tác trong việc hiện đại hóa hệ thống vận chuyển gas. Về phía Nga, ông Pu-tin nhấn mạnh "Gazprom" sẽ hủy bỏ khoản tiền phạt 2 tỉ USD đối với U-crai-na.
4. Lực lượng Anh chính thức chấm dứt sứ mệnh ở I-rắc
Ngày 30-4-2009, Lực lượng Anh đã bàn giao cho quân đội Mỹ căn cứ quân sự ở thành phố Ba-xra (Basra), miền Nam I-rắc, chính thức chấm dứt sứ mệnh ở I-rắc sau hơn 6 năm tham chiến. Cuộc bàn giao được tiến hành sau lễ tưởng niệm 179 binh sĩ Anh đã bỏ mạng trong cuộc chiến ở quốc gia Hồi giáo này. Sự kiện trên diễn ra sau khi Thủ tướng Anh Gô-đơn Brao (Gordon Brown) gặp người đồng cấp I-rắc Nu-ri An Ma-li-ki (Nuri al-Maliki) ở Luân Đôn. Kể từ tháng 3-2009, quân đội Mỹ đã từng bước tiếp quản quyền kiểm soát an ninh tại Ba-xra từ phía quân đội Anh. Theo kế hoạch, đến cuối tháng 5-2009, gần như toàn bộ 3.700 binh sĩ Anh còn lại tại I-rắc sẽ rút về nước, trong khi khoảng 400 quân nhân dự kiến sẽ ở lại để huấn luyện cho lực lượng hải quân I-rắc.
5. EU phản đối đề xuất của Nga thay thế Hiến chương Năng lượng
Ngày 30-4-2009, sau cuộc gặp với các quan chức năng lượng Nga tại Mát-xcơ-va, đại diện cấp cao của EU phụ trách vấn đề năng lượng An-đri Pi-e-ban (Andris Piebalgs) tuyên bố, Liên minh châu Âu (EU) không sẵn sàng thay thế Hiến chương năng lượng ký kết năm 1991 bằng những quy định mới về điều tiết các quan hệ hợp tác năng lượng toàn cầu do Nga đề xuất. Hiến chương Năng lượng được thông qua năm 1991 và đã có 49 nước cùng với EU ký phê chuẩn. Nga cũng đã ký văn bản này năm 1991, song chưa phê chuẩn. Văn kiện này là bộ quy tắc về việc hợp tác giữa các hệ thống năng lượng của Đông Âu với Tây Âu, trong đó có đề cập cả vấn đề đầu tư nước ngoài và giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực năng lượng. Trong chuyến thăm Hen-xin-ki (Phần Lan) mới đây, Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép cho biết, Nga sẽ đưa ra đề xuất về các quy định mới trong hợp tác năng lượng toàn cầu để thay thế Hiến chương Năng lượng 1991. Theo ông Mét-vê-đép, đây sẽ là một văn kiện cơ bản xác định những vấn đề trong hợp tác năng lượng quốc tế, kể cả vấn đề vận chuyển quá cảnh năng lượng.
6. Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn chủ trương "kết thân" với các nước khác tại "sân sau" của Mỹ
Ngày 1-5-2009, Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn bảo vệ quan điểm của chính quyền Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma chủ trương lắng nghe ý kiến của các nhà lãnh đạo chống Mỹ ở Mỹ La-tinh nhằm kiểm soát điều mà bà gọi là "ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các nước khác tại khu vực từng được coi là "sân sau" của Mỹ. Theo Ngoại trưởng Hi-la-ri Clin-tơn, Tổng thống Ba-răc Ô-ba-ma đã thực hiện chính sách mới sau khi nỗ lực của Tổng thống tiền nhiệm nhằm cô lập các nhà lãnh đạo cánh tả ở Mỹ La-tinh rốt cuộc chỉ khiến họ có cái nhìn "tiêu cực hơn" về Oa-sinh-tơn và bắt tay với các cường quốc khác. Bà Hi-la-ri cho rằng, Mỹ không được lợi gì khi quay lưng với các nước nằm cùng tây bán cầu. Bà mô tả thế giới mới là một thế giới đa cực, nơi Mỹ cần chạy đua để giành sự chú ý và thiết lập các mối quan hệ với các nước, ít nhất cũng phải như những gì Nga, Trung Quốc và I-ran đang làm tại Mỹ La-tinh. Bà cho biết ngoài Vê-nê-xu-ê-la, Oa-sinh-tơn đang tìm cách tiếp cận mới với chính quyền của Tổng thống Ni-ca-ra-goa Đa-ni-en Oóc-tê-ga (Daniel Ortega), Tổng thống Ê-cu-a-đo Ra-pha-en Cô-rê-a (Rafael Correa) và Tổng thống Bô-li-vi-a Ê-vô Mô-ra-lết (Evo Morales). Đây là những nước có quan hệ khá căng thẳng với Mỹ dưới thời Tổng thống Bu-sơ.
7. Bạo lực giữa cảnh sát và những người biểu tình tại nhiều nước châu Âu nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-2009
Ngày 1-5-2009, bạo lực giữa cảnh sát và những người biểu tình đã xảy ra tại nhiều nước châu Âu nhân ngày Quốc tế lao động, khi hàng chục nghìn công nhân tại nhiều nước xuống đường tuần hành để phản đối tình trạng thất nghiệp và thu nhập thấp do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tại Đức, cuộc tuần hành của những người biểu tình tại thủ đô Béc-lin đã biến thành bạo lực khi những người phản đối ném chai lọ, vật liệu cháy vào cảnh sát, đốt phá thùng rác, xe cộ và các cửa hiệu trên đường phố, phong tỏa một tuyến đường xe điện. Tại Áo, 5 người đã bị bắt giữ và ít nhất 20 người bị thương trong cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và cảnh sát tại thành phố Lin-xơ (Linz), phía Bắc nước Áo. Tại Thụy Sĩ, cảnh sát bắt giữ 30 người tham gia các cuộc biểu tình ngày 1-5 ở thành phố Duy-rích (Zurich). Ở Hy Lạp, lực lượng an ninh đã phải sử dụng pháo sáng và hơi cay để giải tán những người biểu tình quá khích tại thủ đô A-ten (Athen). Tại Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất 26 người đã bị bắt giữ khi những người biểu tình quá khích đụng độ với cảnh sát chống bạo động. Tại Nga, bốn người biểu tình đã bị bắt giữ sau khi tìm cách đốt pháo sáng gần Điện Crem-li, hàng chục người biểu tình cũng đã bị bắt giữ ở Xanh Pê-téc-bua.
8. Thế giới xác nhận gần 700 ca mắc cúm AH1N1
Tính đến 22h00 ngày 2-5-2009, theo giờ Việt Nam, Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết đã có 15 nước và khu vực xác nhận có người mắc cúm AH1N1 với tổng số bệnh nhân là 659 người, trong đó có 17 người đã chết. Mê-hi-cô vẫn dẫn đầu danh sách có người bị nhiễm vi-rút AH1N1 với 397 ca (với 16 người chết), tiếp theo là Mỹ với 161 ca (1 người chết), Ca-na-đa 51 ca, Tây Ban Nha 15 ca, Anh 13 ca, Đức 6 ca, Niu- Di-lân 4 ca, I-xra-en, Pháp và Hàn Quốc mỗi nước 2 ca, I-ta-li-a, Thuỵ Sỹ, Áo, Hồng Công, Đan Mạch và Hà Lan mỗi nước 1 ca.
9. Nga triển khai quân bảo vệ biên giới Áp-kha-di-a và Nam Ô-xê-ti-a
Ngày 2-5-2009, lính biên phòng Nga đã kiểm soát các vị trí trên biên giới Áp-kha-di-a và Nam Ô-xê-ti-a theo các hiệp định mà hai nước cộng hòa ở khu vực Cáp-ca-dơ này đã ký với Mát-xcơ-va. Các đơn vị của lực lượng biên phòng Nga đã tiến vào Nam Ô-xê-ti-a. Trụ sở của các lực lượng biên phòng sẽ được đặt ngay tại Tơ-hin-va-li, thủ phủ của Nam Ô-xê-ti-a. Tại Áp-kha-di-a, người đứng đầu các lực lượng vũ trang, ông A-na-tô-li Dai-xép, cho biết các lực lượng biên phòng của Nga đã tới huyện Ga-li (Gali) ngay sau thời điểm ký hiệp định tại Mát-xcơ-va về việc cùng bảo vệ đường biên giới với Áp-kha-di-a. Theo các hiệp định trên, Nga sẽ giúp đào tạo cán bộ và hỗ trợ thành lập các cơ quan biên phòng cho Áp-kha-di-a và Nam Ô-xê-ti-a. Thỏa thuận có thời hạn 5 năm, sau đó sẽ tự động kéo dài thêm 5 năm nếu không có bên nào phản đối. Các hiệp định được ký trong bối cảnh nổ ra tranh cãi về kế hoạch của NATO tổ chức cuộc tập trận vào tháng 5-2009 tại Gru-di-a. Trong khi NATO mô tả đây là một cuộc tập trận "chống khủng bố" và không nhằm đe doạ bất cứ nước nào, thì Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép cáo buộc kế hoạch tập trận này là "một sự khiêu khích" nhằm khuyến khích ban lãnh đạo "liều lĩnh" của Gru-di-a.
10. ASEAN+3 nhất trí thực hiện Sáng kiến Chiềng Mai với quy mô vốn 120 tỉ USD
Bản chất nhân văn của học thuyết Mác  (04/05/2009)
Hiệu quả công tác dân vận phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể  (04/05/2009)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay