Tính thuyết phục của “Abenomics” ?
21:33, ngày 09-05-2013
TCCSĐT - Theo kết quả điều tra mới nhất của hai tờ báo Nhật Bản (Mainichi và Nikkei), tỷ lệ ủng hộ đối với Nội các Nhật Bản đã đạt mức cao (từ 66-76%), nhờ chính sách kinh tế mới của tân Thủ tướng Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) được gọi là “Abenomics”. Những kỳ vọng và dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Nhật Bản đã tạo nên những con số ấn tượng nêu trên.
Từ phản ứng đến đồng tình
Chính sách kinh tế mới của tân Thủ tướng Sin-dô A-bê được giới học thuật gọi là “Abenomics” với mục tiêu đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thoát khỏi giảm phát và suy thoái triền miên kéo dài hàng chục năm nay, với hai giải pháp cốt lõi là in thêm tiền và tăng cường chi tiêu công để kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy thời gian chưa nhiều nhưng hiệu ứng của “Abenomics” đã được giới chức tài chính thế giới và dư luận quốc tế quan tâm.
Nếu như hồi tháng 2-2013, khi Chính phủ Nhật Bản tuyên bố chính sách nới lỏng tiện tệ (giảm giá đồng yên) đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của các nước G20 vì cho rằng, Nhật Bản đã khơi mào cho cuộc chiến tiền tệ trên phạm vi toàn cầu, thì động thái mới đây của G20 hôm 17-4 vừa qua lại là đồng ý. Cụ thể là tại Hội nghị thường niên Mùa Xuân của IMF và WB ngày 17-4, ở Oa-sing-tơn, các giới chức tài chính cao cấp G20 đã đồng ý với chính sách của Nhật Bản nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Hội nghị đã đi đến kết luận rằng, “một nền kinh tế yếu kém của Nhật Bản có thể gây ra nhiều vấn đề hơn là một đồng yên yếu”.
Bên cạnh việc hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, IMF lại đưa ra dự báo về chỉ số tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản năm nay sẽ tăng khoảng 1,6% và lạm phát sẽ ở mức 0,1%. Con số tương ứng dự báo cho năm 2014 là 1,4% và 3% nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ trong thời gian vừa qua.
Giới chức tài chính G20 cho rằng, việc gia tăng chi tiêu của Chính phủ Nhật Bản trong những công trình công cộng, trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và những dự án khác có tính hai mặt: vừa làm giảm mạnh giá trị đồng yên, khiến các sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường thế giới, nhưng cũng làm cho các quốc gia khác kém cạnh tranh hơn với hàng hóa xuất khẩu của họ. Tuy nhiên, trong một tuyên bố, các quốc gia khối G20 cho biết, họ sẽ theo dõi chặt chẽ những vấn đề có thể nảy sinh từ chính sách mới của Tô-ky-ô và sẽ đưa ra những hành động điều chỉnh khi cần.
Quyết sách và những dấu hiệu tích cực
Hồi đầu tháng 4 này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã bất ngờ quyết định tung ra chương trình nới lỏng tiền tệ mạnh tay, nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Theo đó, BOJ sẽ gia tăng gấp đôi lượng trái phiếu chính phủ dài hạn cũng như số chứng chỉ Quỹ ETF (*) đang nắm giữ và mua thêm trái phiếu Chính phủ Nhật Bản. Đồng thời, BOJ cũng có kế hoạch công bố khung thời gian cho chương trình mua tài sản mở và cho biết nhiều khả năng hàng tháng sẽ mua vào khoảng 7.000 tỷ yên trái phiếu chính phủ dài hạn.
Trước đó, ngày 28-3-2013, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua ngân sách tạm thời 13.200 tỷ yên (tương đương với 140,24 tỷ USD) cho năm tài chính 2013 bắt đầu từ ngày 1-4-2013 để tài trợ cho các khoản chi tiêu của Chính phủ trong 50 ngày do ngân sách ban đầu cho tài khóa này có thể chưa được thông qua trước tháng 5 tới.
Ngân sách đã được Thượng viện thông ngày 29-3 mới đây là ngân sách tạm thời lớn nhất từ trước đến nay, vượt “kỷ lục” so với năm 1996 là 11.600 tỷ yên. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, trong ngân sách tạm thời 5.430 tỷ yên sẽ được phân bổ cho các khoản chi an sinh xã hội, 2.420 tỷ yên phân bổ cho chính quyền các địa phương và 1.540 tỷ yên cho các dự án công cộng. Phát biểu tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện, Thủ tướng Sin-dô A-bê nhấn mạnh: việc chi 1.540 tỷ yên cho các dự án công là nhằm “không gây trở ngại cho việc thực hiện các hành động tiếp theo”.
Khối lượng tiền BOJ in ra được khống chế bằng mức lạm phát 2%, cùng với việc gia tăng chi tiêu công thông qua gói kích thích kinh tế 114 tỷ USD, cho xây dựng kết cấu hạ tầng, các hệ thống phòng ngừa động đất và tăng chi tiêu quốc phòng.
Về các khoản thu ngân sách, Chính phủ Nhật Bản đã bảo đảm được 2.420 tỷ yên từ thu thuế và các khoản phí thủ tục khác vào đầu năm tài chính mới. Để bù đắp khoản thiếu hụt, Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu ngắn hạn. Chính phủ Nhật Bản cũng đã soạn thảo ngân sách tạm thời riêng trị giá 500.200 tỷ yên để chi cho công việc tái thiết sau thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng 3-2011.
Các nhà phân tích cho rằng, vẫn còn quá sớm để nói về hiệu quả thực sự của “Abenomics”, nhưng thị trường chứng khoán Nhật Bản đã có những dấu hiệu tích cực, khi thị trường đã tăng hơn 30% trong mấy tháng qua. Đồng yên giảm giá cũng mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu. Niềm tin của các nhà đầu tư nhờ đó cũng được khôi phục bước đầu, khiến cho dòng tiền đã được luân chuyển khá mạnh mẽ.
Có thể nói, niềm tin của các nhà sản xuất lớn cải thiện nhiều nhất từ sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011 trước kỳ vọng vào chính sách tiền tệ của BOJ. Theo số liệu kinh tế vừa qua cho thấy, tuy giảm phát tại Nhật vẫn còn và tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao nhưng chi tiêu hộ gia đình đã tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua dự báo 0,2% của các chuyên gia.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không bao gồm thực phẩm tươi sống đã giảm 0,3% trong tháng 2 so với mức tăng 0,1% trong tháng 1 và giảm nhẹ hơn so với dự báo 0,4% của các chuyên gia. CPI lõi của Tô-ky-ô cũng đã giảm 0,5% trong tháng 3 so với mức giảm 0,6% hồi tháng 2.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết, sản xuất của Nhật Bản trong tháng 3 bất ngờ giảm 0,1%, sau khi tăng 0,3% tháng trước và thấp hơn so với dự báo tăng 2,6% của các chuyên gia, nhưng ngay sau công bố của BOJ, chỉ số Nikkei 225 đã tăng 204,03 điểm, tương đương 1,7%, so với ngày 2-4, lên 12.207,46 điểm.
Chỉ số Topix của tất cả các mã Khu vực 1 trên Sàn giao dịch chứng khoán Tô-ky-ô tăng 7,26 điểm, tương đương 0,73%, lên 998,6 điểm. Các mã tăng điểm thuộc về các hãng sản xuất lốp xe, vận tải đường bộ và các hãng xe hơi trong khi mã giảm giá đến từ các công ty sắt thép, giấy và bảo hiểm.
Giá cổ phiếu của nhiều công ty Nhật Bản niêm yết tại thị trường Mỹ đã tăng mạnh, như cổ phiếu Toyota Motor tăng 4,7% lên 105,63 USD, cổ phiếu WisdomTree Japan ETF tăng 7,5% lên 43,88 USD. Nhóm cổ phiếu tài chính trên thị trường Mỹ đạt mức tăng giá ấn tượng. Chỉ số S&P 500 mảng tài chính tăng 0,9%.
Giới phân tích cho rằng, tuy mức tăng chưa ổn định, nhưng những dấu hiệu tích cực bước đầu đã phần nào lấy lại được niềm tin của thị trường trong và ngoài nước đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Niềm tin phục hồi nhưng thách thức còn lớn
Theo các số liệu do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố hồi đầu tháng 4 mới đây, chi tiêu hộ gia đình trong tháng 2-2013 tại Nhật đã tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo trước đó 0,2%. Khảo sát của BOJ cũng cho thấy niềm tin kinh doanh tại Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể. Chỉ số niềm tin của các nhà sản xuất lớn tăng 4 điểm trong quý I/2013 sau khi giảm liên tiếp trong 2 quý trước đó. Điều đó cũng đã cho thấy nền kinh tế nước này đang trên đà hồi phục.
Theo báo cáo Tankan, một tiêu chuẩn quan trọng của các nhà lập pháp BOJ, nhấn mạnh quan điểm rằng kinh tế Nhật Bản đang hồi phục trở lại từ cuộc suy thoái các năm trước đó. Niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn tăng 4 điểm lên âm 8 điểm trong quý I/2013 sau 2 quý giảm liên tiếp, tương đương dự báo âm 7 điểm của các chuyên gia. Chỉ số niềm tin của các doanh nghiệp phi sản xuất lớn tăng 2 điểm lên 6 điểm trong quý I/2013 và dự báo lên 9 điểm trong quý II/2013. Các nhà sản xuất lớn kỳ vọng điều kiện kinh doanh cải thiện trong quý II/2013 với chỉ số niềm tin sẽ ở mức âm một điểm. Đây sẽ là tín hiệu tích cực phản ánh triển vọng phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản.
Để có được những thành quả bước đầu nêu trên, Chính phủ của Thủ tướng Sin-dô A-bê đã phải đưa ra chính sách về tiền tệ “mạnh tay”. Cụ thể, BOJ đã khởi động quy trình mua trái phiếu Chính phủ dài hạn đầu tiên trị giá 1.200 tỷ yên, trong chương trình nới lỏng tiền tệ mới có tổng trị giá 6.200 tỷ yên, nhằm đưa tỷ lệ lạm phát đạt mức 2% trong vòng 2 năm tới. Theo giới chuyên môn, việc can thiệp vào tiền tệ lần này của BOJ sẽ làm cho tỷ giá đồng yên giảm xuống, qua đó giúp hàng hóa Nhật có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường.
Về chính sách tài chính, Thủ tướng Sin-dô A-bê còn lên kế hoạch chi hơn 100 tỷ USD vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng trong 15 tháng tới nhằm giúp phục hồi nền kinh tế. Mặc dù chi tiêu không thể được xem là yếu tố then chốt giúp phục hồi tăng trưởng, tuy nhiên tình hình kinh tế sẽ xấu hơn nếu không có các khoản chi tiêu như trên. Bằng chứng là nhờ kích thích tài chính, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản chưa bao giờ vượt quá 5,8%.
Tuy nhiên, Ông Giô-xép E. Xtai-lít (Joseph E. Stiglitz), người từng đoạt giải Nobel Kinh tế, cho rằng thách thức thật sự đối với nền kinh tế Nhật Bản vẫn là việc thiết kế mô hình tăng trưởng, bao gồm những chính sách nhằm tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao năng suất và thúc đẩy người dân tham gia thị trường lao động. Trong một số lĩnh vực, sự can dự tích cực hơn nữa của Chính phủ là cần thiết để bảo đảm tính cạnh tranh.
Các lĩnh vực đang cần cải cách bao gồm: bỏ chế độ sử dụng nhân viên suốt đời, tuyển chọn lao động chất lượng cao, thông tin hóa sản xuất và thị trường, ứng dụng mô hình sản xuất mới (hình chữ U)… Điều này cần sự thay đổi của khu vực tư nhân chứ không phải quy định của nhà nước.
Mặt khác, cũng có nhiều lý do để tin rằng chiến lược phục hồi kinh tế của Nhật Bản sẽ thành công, vì nước này đang được lợi từ các thể chế mạnh, lực lượng lao động được giáo dục với các kỹ năng tốt, sự nhạy bén trong thiết kế và Nhật Bản đang là nước nằm trong khu vực năng động nhất thế giới. Tình trạng bất bình đẳng tại Nhật Bản thấp hơn so với nhiều nước công nghiệp phát triển khác như Ca-na-đa và các nước Bắc Âu.
Từ năm 2000, sản lượng trên mỗi lao động có việc làm tại Nhật Bản đã đạt mức tăng đáng kể là 3,08%/năm trong bối cảnh lực lượng lao động ở Nhật Bản ngày càng giảm. Con số này cao hơn nhiều so với Mỹ (tăng 0,37%) hoặc Đức (giảm 0,25%).
Như vậy, với những quyết sách mới và những giải pháp “mạnh tay” của Chính phủ Nhật Bản - “Abenomics” đã có hiệu ứng tích cực, làm thay đổi nhận định của các giới chức cao cấp tài chính G20, khiến dư luận kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới có thể góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng trưởng của kinh tế khu vực và toàn cầu./.
--------------
Ghi chú: * Quỹ ETF (Exchange Traded Fund) là một hình thức quỹ đầu tư chỉ số. Bao gồm rổ chứng khoán có cơ cấu như cơ cấu của chỉ số mà nó mô phỏng.
Chính sách kinh tế mới của tân Thủ tướng Sin-dô A-bê được giới học thuật gọi là “Abenomics” với mục tiêu đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thoát khỏi giảm phát và suy thoái triền miên kéo dài hàng chục năm nay, với hai giải pháp cốt lõi là in thêm tiền và tăng cường chi tiêu công để kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy thời gian chưa nhiều nhưng hiệu ứng của “Abenomics” đã được giới chức tài chính thế giới và dư luận quốc tế quan tâm.
Nếu như hồi tháng 2-2013, khi Chính phủ Nhật Bản tuyên bố chính sách nới lỏng tiện tệ (giảm giá đồng yên) đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của các nước G20 vì cho rằng, Nhật Bản đã khơi mào cho cuộc chiến tiền tệ trên phạm vi toàn cầu, thì động thái mới đây của G20 hôm 17-4 vừa qua lại là đồng ý. Cụ thể là tại Hội nghị thường niên Mùa Xuân của IMF và WB ngày 17-4, ở Oa-sing-tơn, các giới chức tài chính cao cấp G20 đã đồng ý với chính sách của Nhật Bản nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Hội nghị đã đi đến kết luận rằng, “một nền kinh tế yếu kém của Nhật Bản có thể gây ra nhiều vấn đề hơn là một đồng yên yếu”.
Bên cạnh việc hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, IMF lại đưa ra dự báo về chỉ số tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản năm nay sẽ tăng khoảng 1,6% và lạm phát sẽ ở mức 0,1%. Con số tương ứng dự báo cho năm 2014 là 1,4% và 3% nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ trong thời gian vừa qua.
Giới chức tài chính G20 cho rằng, việc gia tăng chi tiêu của Chính phủ Nhật Bản trong những công trình công cộng, trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và những dự án khác có tính hai mặt: vừa làm giảm mạnh giá trị đồng yên, khiến các sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường thế giới, nhưng cũng làm cho các quốc gia khác kém cạnh tranh hơn với hàng hóa xuất khẩu của họ. Tuy nhiên, trong một tuyên bố, các quốc gia khối G20 cho biết, họ sẽ theo dõi chặt chẽ những vấn đề có thể nảy sinh từ chính sách mới của Tô-ky-ô và sẽ đưa ra những hành động điều chỉnh khi cần.
Quyết sách và những dấu hiệu tích cực
Hồi đầu tháng 4 này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã bất ngờ quyết định tung ra chương trình nới lỏng tiền tệ mạnh tay, nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Theo đó, BOJ sẽ gia tăng gấp đôi lượng trái phiếu chính phủ dài hạn cũng như số chứng chỉ Quỹ ETF (*) đang nắm giữ và mua thêm trái phiếu Chính phủ Nhật Bản. Đồng thời, BOJ cũng có kế hoạch công bố khung thời gian cho chương trình mua tài sản mở và cho biết nhiều khả năng hàng tháng sẽ mua vào khoảng 7.000 tỷ yên trái phiếu chính phủ dài hạn.
Trước đó, ngày 28-3-2013, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua ngân sách tạm thời 13.200 tỷ yên (tương đương với 140,24 tỷ USD) cho năm tài chính 2013 bắt đầu từ ngày 1-4-2013 để tài trợ cho các khoản chi tiêu của Chính phủ trong 50 ngày do ngân sách ban đầu cho tài khóa này có thể chưa được thông qua trước tháng 5 tới.
Ngân sách đã được Thượng viện thông ngày 29-3 mới đây là ngân sách tạm thời lớn nhất từ trước đến nay, vượt “kỷ lục” so với năm 1996 là 11.600 tỷ yên. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, trong ngân sách tạm thời 5.430 tỷ yên sẽ được phân bổ cho các khoản chi an sinh xã hội, 2.420 tỷ yên phân bổ cho chính quyền các địa phương và 1.540 tỷ yên cho các dự án công cộng. Phát biểu tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện, Thủ tướng Sin-dô A-bê nhấn mạnh: việc chi 1.540 tỷ yên cho các dự án công là nhằm “không gây trở ngại cho việc thực hiện các hành động tiếp theo”.
Khối lượng tiền BOJ in ra được khống chế bằng mức lạm phát 2%, cùng với việc gia tăng chi tiêu công thông qua gói kích thích kinh tế 114 tỷ USD, cho xây dựng kết cấu hạ tầng, các hệ thống phòng ngừa động đất và tăng chi tiêu quốc phòng.
Về các khoản thu ngân sách, Chính phủ Nhật Bản đã bảo đảm được 2.420 tỷ yên từ thu thuế và các khoản phí thủ tục khác vào đầu năm tài chính mới. Để bù đắp khoản thiếu hụt, Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu ngắn hạn. Chính phủ Nhật Bản cũng đã soạn thảo ngân sách tạm thời riêng trị giá 500.200 tỷ yên để chi cho công việc tái thiết sau thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng 3-2011.
Các nhà phân tích cho rằng, vẫn còn quá sớm để nói về hiệu quả thực sự của “Abenomics”, nhưng thị trường chứng khoán Nhật Bản đã có những dấu hiệu tích cực, khi thị trường đã tăng hơn 30% trong mấy tháng qua. Đồng yên giảm giá cũng mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu. Niềm tin của các nhà đầu tư nhờ đó cũng được khôi phục bước đầu, khiến cho dòng tiền đã được luân chuyển khá mạnh mẽ.
Có thể nói, niềm tin của các nhà sản xuất lớn cải thiện nhiều nhất từ sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011 trước kỳ vọng vào chính sách tiền tệ của BOJ. Theo số liệu kinh tế vừa qua cho thấy, tuy giảm phát tại Nhật vẫn còn và tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao nhưng chi tiêu hộ gia đình đã tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua dự báo 0,2% của các chuyên gia.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không bao gồm thực phẩm tươi sống đã giảm 0,3% trong tháng 2 so với mức tăng 0,1% trong tháng 1 và giảm nhẹ hơn so với dự báo 0,4% của các chuyên gia. CPI lõi của Tô-ky-ô cũng đã giảm 0,5% trong tháng 3 so với mức giảm 0,6% hồi tháng 2.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết, sản xuất của Nhật Bản trong tháng 3 bất ngờ giảm 0,1%, sau khi tăng 0,3% tháng trước và thấp hơn so với dự báo tăng 2,6% của các chuyên gia, nhưng ngay sau công bố của BOJ, chỉ số Nikkei 225 đã tăng 204,03 điểm, tương đương 1,7%, so với ngày 2-4, lên 12.207,46 điểm.
Chỉ số Topix của tất cả các mã Khu vực 1 trên Sàn giao dịch chứng khoán Tô-ky-ô tăng 7,26 điểm, tương đương 0,73%, lên 998,6 điểm. Các mã tăng điểm thuộc về các hãng sản xuất lốp xe, vận tải đường bộ và các hãng xe hơi trong khi mã giảm giá đến từ các công ty sắt thép, giấy và bảo hiểm.
Giá cổ phiếu của nhiều công ty Nhật Bản niêm yết tại thị trường Mỹ đã tăng mạnh, như cổ phiếu Toyota Motor tăng 4,7% lên 105,63 USD, cổ phiếu WisdomTree Japan ETF tăng 7,5% lên 43,88 USD. Nhóm cổ phiếu tài chính trên thị trường Mỹ đạt mức tăng giá ấn tượng. Chỉ số S&P 500 mảng tài chính tăng 0,9%.
Giới phân tích cho rằng, tuy mức tăng chưa ổn định, nhưng những dấu hiệu tích cực bước đầu đã phần nào lấy lại được niềm tin của thị trường trong và ngoài nước đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Niềm tin phục hồi nhưng thách thức còn lớn
Theo các số liệu do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố hồi đầu tháng 4 mới đây, chi tiêu hộ gia đình trong tháng 2-2013 tại Nhật đã tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo trước đó 0,2%. Khảo sát của BOJ cũng cho thấy niềm tin kinh doanh tại Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể. Chỉ số niềm tin của các nhà sản xuất lớn tăng 4 điểm trong quý I/2013 sau khi giảm liên tiếp trong 2 quý trước đó. Điều đó cũng đã cho thấy nền kinh tế nước này đang trên đà hồi phục.
Theo báo cáo Tankan, một tiêu chuẩn quan trọng của các nhà lập pháp BOJ, nhấn mạnh quan điểm rằng kinh tế Nhật Bản đang hồi phục trở lại từ cuộc suy thoái các năm trước đó. Niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn tăng 4 điểm lên âm 8 điểm trong quý I/2013 sau 2 quý giảm liên tiếp, tương đương dự báo âm 7 điểm của các chuyên gia. Chỉ số niềm tin của các doanh nghiệp phi sản xuất lớn tăng 2 điểm lên 6 điểm trong quý I/2013 và dự báo lên 9 điểm trong quý II/2013. Các nhà sản xuất lớn kỳ vọng điều kiện kinh doanh cải thiện trong quý II/2013 với chỉ số niềm tin sẽ ở mức âm một điểm. Đây sẽ là tín hiệu tích cực phản ánh triển vọng phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản.
Để có được những thành quả bước đầu nêu trên, Chính phủ của Thủ tướng Sin-dô A-bê đã phải đưa ra chính sách về tiền tệ “mạnh tay”. Cụ thể, BOJ đã khởi động quy trình mua trái phiếu Chính phủ dài hạn đầu tiên trị giá 1.200 tỷ yên, trong chương trình nới lỏng tiền tệ mới có tổng trị giá 6.200 tỷ yên, nhằm đưa tỷ lệ lạm phát đạt mức 2% trong vòng 2 năm tới. Theo giới chuyên môn, việc can thiệp vào tiền tệ lần này của BOJ sẽ làm cho tỷ giá đồng yên giảm xuống, qua đó giúp hàng hóa Nhật có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường.
Về chính sách tài chính, Thủ tướng Sin-dô A-bê còn lên kế hoạch chi hơn 100 tỷ USD vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng trong 15 tháng tới nhằm giúp phục hồi nền kinh tế. Mặc dù chi tiêu không thể được xem là yếu tố then chốt giúp phục hồi tăng trưởng, tuy nhiên tình hình kinh tế sẽ xấu hơn nếu không có các khoản chi tiêu như trên. Bằng chứng là nhờ kích thích tài chính, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản chưa bao giờ vượt quá 5,8%.
Tuy nhiên, Ông Giô-xép E. Xtai-lít (Joseph E. Stiglitz), người từng đoạt giải Nobel Kinh tế, cho rằng thách thức thật sự đối với nền kinh tế Nhật Bản vẫn là việc thiết kế mô hình tăng trưởng, bao gồm những chính sách nhằm tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao năng suất và thúc đẩy người dân tham gia thị trường lao động. Trong một số lĩnh vực, sự can dự tích cực hơn nữa của Chính phủ là cần thiết để bảo đảm tính cạnh tranh.
Các lĩnh vực đang cần cải cách bao gồm: bỏ chế độ sử dụng nhân viên suốt đời, tuyển chọn lao động chất lượng cao, thông tin hóa sản xuất và thị trường, ứng dụng mô hình sản xuất mới (hình chữ U)… Điều này cần sự thay đổi của khu vực tư nhân chứ không phải quy định của nhà nước.
Mặt khác, cũng có nhiều lý do để tin rằng chiến lược phục hồi kinh tế của Nhật Bản sẽ thành công, vì nước này đang được lợi từ các thể chế mạnh, lực lượng lao động được giáo dục với các kỹ năng tốt, sự nhạy bén trong thiết kế và Nhật Bản đang là nước nằm trong khu vực năng động nhất thế giới. Tình trạng bất bình đẳng tại Nhật Bản thấp hơn so với nhiều nước công nghiệp phát triển khác như Ca-na-đa và các nước Bắc Âu.
Từ năm 2000, sản lượng trên mỗi lao động có việc làm tại Nhật Bản đã đạt mức tăng đáng kể là 3,08%/năm trong bối cảnh lực lượng lao động ở Nhật Bản ngày càng giảm. Con số này cao hơn nhiều so với Mỹ (tăng 0,37%) hoặc Đức (giảm 0,25%).
Như vậy, với những quyết sách mới và những giải pháp “mạnh tay” của Chính phủ Nhật Bản - “Abenomics” đã có hiệu ứng tích cực, làm thay đổi nhận định của các giới chức cao cấp tài chính G20, khiến dư luận kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới có thể góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng trưởng của kinh tế khu vực và toàn cầu./.
--------------
Ghi chú: * Quỹ ETF (Exchange Traded Fund) là một hình thức quỹ đầu tư chỉ số. Bao gồm rổ chứng khoán có cơ cấu như cơ cấu của chỉ số mà nó mô phỏng.
Trở ngại lớn cho sự phát triển nước Nga  (09/05/2013)
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh  (09/05/2013)
Xây dựng đảng và nhà nước trong sạch gắn với đấu tranh chống tiêu cực - những chỉ dẫn của V. I. Lê-nin và giá trị thực tiễn hiện nay  (09/05/2013)
Phát động Tuần lễ “Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2013”  (08/05/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên