Trở ngại lớn cho sự phát triển nước Nga
21:31, ngày 09-05-2013
TCCSĐT - Liên bang Nga với lãnh thổ lớn nhất thế giới, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đội ngũ khoa học - kỹ thuật, phát minh sáng chế không thua kém bất cứ nước nào, nhưng kinh tế vẫn phát triển chậm. Nguyên nhân chính và căn bản nhất, đúng như lời Tổng thống Vla-đi-mia Pu-tin nhận định, “tham nhũng là khối u lớn nhất cản trở sự phát triển của kinh tế, chính trị và xã hội Nga”.
Chẩn đoán đúng bệnh
Trong cuộc “trao đổi trực tuyến” lần thứ 11 với người dân Nga, kéo dài gần 5 giờ ngày 25-4 vừa qua, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã trả lời gần 200 câu hỏi của mọi người dân. Ông thẳng thắn thừa nhận, từ năm ngoái đến nay kinh tế nước Nga đang phát triển chậm lại, các tập đoàn tư bản nước ngoài chưa thật sự muốn đầu tư vào Nga. Ông V. Pu-tin cho rằng, nguyên nhân chủ yếu chính là tệ nạn tham nhũng của quan chức, của cả hệ thống chính quyền Nga. Hầu hết người dân Nga đều đồng tình với người đứng đầu đất nước, cho rằng “tham nhũng là khối u lớn nhất cản trở sự phát triển của kinh tế, chính trị và xã hội Nga”.
Trong thời gian tới, tại Nga sẽ tiến hành chống tham nhũng trên quy mô lớn. Cách đây không lâu, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã đưa ra dự luật “Về cấm quan chức chính phủ sở hữu tài sản và tài khoản ngân hàng ở nước ngoài”. Ông cho biết, “riêng năm 2012 đã có hơn 800 người bị cáo buộc hình sự, bao gồm những người có quyền thế đặc biệt, đại diện của cơ quan tư pháp, nghị sĩ các cấp, quan chức cơ quan quyền lực tối cao... Đây không phải là hiện tượng cô lập, cho nên công tác chống tham nhũng sẽ tiếp tục được triển khai”.
Hiện Mát-xcơ-va đang cố gắng đưa ra các chính sách hấp dẫn, tạo môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch để thu hút đầu tư nước ngoài. Có thể khẳng định, nước Nga được thiên nhiên ban tặng rất nhiều ưu đãi. Trên thế giới không một quốc gia nào có lãnh thổ rộng bao la, bát ngát và tài nguyên phong phú như Nga. Chính vì vậy, nhiều tập đoàn tư bản lớn trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, từ khai thác khoáng sản, chế tạo thiết bị máy móc, các phương tiện giao thông vận tải… cho đến công nghệ cao ở mọi quốc gia đều muốn đầu tư vào nước Nga, nhất là sau khi nước Nga đã chính thức gia nhập WTO cách nay gần hai năm. Thế nhưng, điều mà nhiều người còn đắn đo, quan ngại, lo nhiều rủi ro thua thiệt, đó chính là nạn tham nhũng đang tồn tại rất phổ biến ở tất cả các cấp chính quyền, các địa phương, các ngành trên khắp lãnh thổ Liên bang Nga.
Báo Độc lập (Gazeta Nezavisimaya) của Nga, ra ngày 3-4-2013, cho rằng, môi trường đầu tư ở Nga chưa được cải thiện và việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không phải là liều thuốc đặc trị căn bệnh tham nhũng ở xứ sở Bạch Dương. “Sự bất trị” trong tệ nạn đưa và nhận hối lộ ở Nga đã khiến các doanh nghiệp nước ngoài không khỏi ngạc nhiên, mà hiện vẫn chưa tìm được biện pháp cụ thể, hữu hiệu nào để có thể thay đổi thực tế này. Cũng tờ báo trên, số ra ngày 24-4 cho biết, lĩnh vực sản xuất và buôn bán vũ khí ở Nga là lĩnh vực tồn tại nạn tham nhũng trầm kha nhất, bởi ở đó không có sự minh bạch, không có công cụ để làm rõ yếu tố tham nhũng trong hoạt động của các Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng (MIC). Do tình trạng không có các thủ tục pháp lý, các quan chức không phải chịu trách nhiệm về bất cứ thông tin sai lệch nào liên quan tới việc chi tiêu không hiệu quả. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng Giám đốc Nhóm “Phát triển” của Nga, ông Víc-to Cu-na-xky (Victor Kunarsky), nguyên nhân hạn chế đầu tư nước ngoài vào Nga không hoàn toàn chỉ vì nạn tham nhũng, mà còn nằm ở cả những phương diện khác như lề thói cũ, cơ chế quan liêu, phức tạp khi giải quyết các vấn đề đã quá rõ ràng, cũng như thiếu kết cấu hạ tầng thông thường.
Tiềm lực kinh tế Nga rất lớn
Sau gần hai thập kỷ suy thoái trầm trọng, đến đầu thế kỷ XXI, khi ông V. Pu-tin trở thành Tổng thống thứ hai của Liên bang Nga, nền kinh tế nước này đã bắt đầu gượng dậy và dần đi vào quỹ đạo, trở lại vị trí của một cường quốc trên thế giới. Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.500 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 của thế giới và thứ 5 ở châu Âu. Suốt thời gian đó tới nay, mức tăng trưởng của xứ sở Bạch Dương tương đối ổn định ở mức 3% -5%/năm. Dự kiến trong vài năm tới, nước Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 8 của thế giới và thứ hai ở châu Âu sau Đức, với GDP tăng lên tới 1.900 tỷ ơ-rô, hay 2.300 tỷ USD.
Tiềm lực kinh tế của Liên bang Nga rất lớn, có thể gọi là “khổng lồ”. Đây là quốc gia siêu cường về năng lượng khi sở hữu trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 trữ lượng của cả thế giới, đồng thời cũng là nhà sản xuất và nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới. Đây cũng là quốc gia có trữ lượng than lớn thứ hai và trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 8 trên thế giới. Hiện Nga cũng là nước sản xuất điện năng nhiều thứ 4 thế giới và sản xuất năng lượng tái tạo đứng hàng thứ 5 toàn cầu. Đó còn chưa kể Nga là nước đầu tiên phát triển lò phản ứng hạt nhân cũng như xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và hiện là quốc gia đứng thứ 4 về điện hạt nhân nguyên tử.
Về khoa học - kỹ thuật, Nga là nơi sản sinh ra một số lượng rất lớn các nhà khoa học và nhà phát minh, không một nước nào có thể vượt qua được. Nước Nga cũng đã giành những thành tựu lớn nhất trong công nghệ thám hiểm và chinh phục vũ trụ. Thế nhưng, như Thủ tướng Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép (Dmitry Medvedev) cảnh báo, nước Nga đang mất dần danh tiếng và tiền của do các dự án vũ trụ thất bại.
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga đã dịu bớt, quý I năm 2013 tăng trưởng GDP tiếp tục giảm, chỉ tăng ở mức 1,1%, thấp hơn nhiều so với dự kiến. Tổng thống Nga V. Pu-tin cho rằng, sở dĩ mức tăng trưởng kinh tế của Nga chậm lại, một phần là do chịu sự ảnh hưởng tăng trưởng chậm của kinh tế toàn cầu, cũng như khủng hoảng toàn cầu và nhất là khu vực đồng ơ-rô. Tổng thống Nga V. Pu-tin cũng đã thẳng thắn thừa nhận, hiện ở nước Nga vẫn còn những bất đồng và tranh cãi về chính sách kinh tế trong tương lai, liệu có cần điều chỉnh và sẽ điều chỉnh như thế nào về sự quản lý và điều hành của Nhà nước? Nhiều người ủng hộ việc tiến lên phía trước nhằm tạo ra một xã hội dân chủ hiện đại và một nền kinh tế thị trường lành mạnh. Trong khi đó, vẫn còn một số thế lực lại ủng hộ ý tưởng đưa nước Nga trở lại quá khứ thời Liên Xô (trước đây). Tuy nhiên, Tổng thống Nga V. Pu-tin khẳng định: dù thế nào thì điểm xuất phát cơ bản của chính sách kinh tế Nga cũng sẽ không thay đổi, đồng thời tuyên bố: “trước hết sẽ coi trọng chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, thiết thực bảo đảm kinh tế doanh nghiệp phát triển theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đương nhiên, theo Tổng thống Nga V. Pu-tin nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là phải chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Nga sang mô hình phát triển sáng tạo, đổi mới.
Hiện nay, thách thức lớn nhất đối với nước Nga là tìm ra các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong điều kiện môi trường kinh doanh với một hệ thống ngân hàng còn rất mới, được hình thành trong hoàn cảnh khác thường, do các “trùm tài phiệt” (oligarch) nắm giữ. Nhiều ngân hàng Nga hiện là sở hữu của các nhà doanh nghiệp hay các “trùm tài phiệt”, những người thường sử dụng các khoản tiền gửi ở ngân hàng để cho chính các doanh nghiệp của mình vay mượn. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã có những cố gắng để kích hoạt, khởi động các ngân hàng này bằng cách cấp vốn và mua lại các khoản nợ trong một số ngân hàng, nhưng kết quả đạt được chưa nhiều.
Các vấn đề khác, bao gồm sự phát triển mất cân đối giữa các khu vực cũng được coi là một trong nhiều thách thức đối với Chính phủ của Tổng thống Nga V. Pu-tin. Khu vực thủ đô Mát-xcơ-va rất nhộn nhịp, hối hả, năng động, có cuộc sống thịnh vượng với thu nhập trên đầu người thậm chí còn cao hơn cả các nền kinh tế hàng đầu châu Âu. Trong khi đó, tại phần lớn các khu vực còn lại, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và khu vực của người thiểu số ở châu Á đã bị tụt lại rất xa. Sự phân hóa trong nền kinh tế thị trường cũng đã cảm nhận được ở các thành phố lớn khác như Xanh Pê-téc-bua (Sankt-Peterburg), Ca-li-nin-grát (Kaliningrad), Ê-ca-tê-rin-bua (Ekaterinburg)…
Sau khi gia nhập WTO, nước Nga càng có thêm những điều kiện để tăng cường hội nhập kinh tế thế giới. Các quốc gia trước kia còn áp dụng khoảng 70 biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng hóa của Liên bang Nga nay đã dỡ bỏ các hạn chế đó. Như vậy, Liên bang Nga đã có cơ hội được bảo đảm hoạt động ổn định trên các thị trường nước ngoài. Hơn nữa, gia nhập WTO, Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ giúp kinh tế Nga có thêm khoảng 49 tỷ USD (tương đương 3,3% GDP) trong 3 năm đầu mới gia nhập và con số đó sẽ còn tăng lên trong những năm tiếp theo. Về lâu dài, WTO sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng, đặc biệt sẽ giúp Nga thực hiện mục tiêu bước vào “Top 5” những nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Xét trên khía cạnh xã hội, người dân Nga sẽ được hưởng nhiều cái lợi, tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, giảm dần giá hàng tiêu dùng tại Nga trong vòng 3 - 5 năm tới và sau đó sẽ còn giảm mạnh hơn nữa. Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đánh giá rất cao sự kiện này. Phó Viện trưởng Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Đmi-tơ-ri Xô-rô-kin (Dmitry Sorokin) cho rằng, ngày nay toàn thế giới đã là một hệ thống kinh tế thống nhất, hầu như tất cả các nước trên thế giới đều tuân theo các quy tắc vận chuyển hàng hóa do WTO thiết lập, không tham gia WTO sẽ bị thất bại. Ngược lại, khi nước Nga đã tham gia tổ chức này, nếu bị một ai đó ngăn cản xuất khẩu hàng hóa, nước Nga hoàn toàn có quyền được Tòa án Quốc tế bảo vệ. Tuy nhiên, việc gia nhập WTO cũng sẽ kéo theo cả những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế Nga. Chẳng hạn, việc bãi bỏ thuế hải quan đối với hàng nhập khẩu, theo lộ trình, Nga sẽ phải giảm thuế từ mức trung bình là 9,5% xuống còn 7,4% vào năm 2013, đến năm 2014 còn 6,9% và năm 2015 xuống chỉ còn 6%.
Triển vọng phát triển kinh tế Nga
Các nhà chiến lược và chuyên gia kinh tế của nhiều nước nhận định, giai đoạn 30 năm tới sẽ là “Kỷ nguyên của khí đốt”. Đối với nước Nga, một quốc gia mà ngân sách nhà nước hiện vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu các sản phẩm nguyên - nhiên liệu hy-đrô-các-bon (hydrocarbon), thì việc chuẩn bị một chiến lược khai thác và tìm thị trường lớn tiêu thụ khí đốt sẽ càng trở nên khẩn trương và có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
Tất cả mọi vấn đề nằm trong cuộc cách mạng làm gia tăng khối lượng dầu và khí đốt từ đá phiến. Công nghệ này không phải là mới, nhưng đòi hỏi nguồn lực đáng kể, cả về kỹ thuật và tài chính, cũng như đảm bảo an toàn cho môi trường. Những người lạc quan cho rằng, giai đoạn từ nay đến năm 2040, khai thác khí đốt và dầu đá phiến trên phạm vi toàn thế giới sẽ tăng đáng kể. Đây sẽ là nguồn nguyên - nhiên liệu quan trọng nhất của loài người. Đương nhiên, nước Nga sẽ chiếm một vị trí quan trọng và Điện Crem-li không thể bỏ lỡ cơ hội này.
Thế nhưng, những người “chống lại” cuộc cách mạng này, việc khai thác nguồn năng lượng này có thể sẽ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Ông Vla-đi-mia Tru-rốp (Vladimir Chuprov), người đứng đầu “Chương trình Năng lượng Xanh” của Nga cho biết, khai thác khí đá phiến sẽ làm tăng mạnh mẽ ô nhiễm nước ngầm, do các chất như toluen, benzen, xylen, ethyl benzen, asen và các chất độc khác.
Bởi thế, để bảo đảm môi trường trong sạch khi khai thác khí đá phiến sẽ phải chi tiêu rất lớn, điều đó sẽ làm gia tăng đáng kể giá bán khí đốt. Cách duy nhất đối với nước Nga là phải tính toán chính xác về hiệu quả kinh tế của dự án dầu khí và đánh giá chính xác các rủi ro có thể xảy ra. Dù sao đi nữa, nhiều chuyên gia khẳng định, trong 30 năm tới nước Nga vẫn là “đại gia” giữ vai trò quan trọng trên chính trường quốc tế./.
Trong cuộc “trao đổi trực tuyến” lần thứ 11 với người dân Nga, kéo dài gần 5 giờ ngày 25-4 vừa qua, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã trả lời gần 200 câu hỏi của mọi người dân. Ông thẳng thắn thừa nhận, từ năm ngoái đến nay kinh tế nước Nga đang phát triển chậm lại, các tập đoàn tư bản nước ngoài chưa thật sự muốn đầu tư vào Nga. Ông V. Pu-tin cho rằng, nguyên nhân chủ yếu chính là tệ nạn tham nhũng của quan chức, của cả hệ thống chính quyền Nga. Hầu hết người dân Nga đều đồng tình với người đứng đầu đất nước, cho rằng “tham nhũng là khối u lớn nhất cản trở sự phát triển của kinh tế, chính trị và xã hội Nga”.
Trong thời gian tới, tại Nga sẽ tiến hành chống tham nhũng trên quy mô lớn. Cách đây không lâu, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã đưa ra dự luật “Về cấm quan chức chính phủ sở hữu tài sản và tài khoản ngân hàng ở nước ngoài”. Ông cho biết, “riêng năm 2012 đã có hơn 800 người bị cáo buộc hình sự, bao gồm những người có quyền thế đặc biệt, đại diện của cơ quan tư pháp, nghị sĩ các cấp, quan chức cơ quan quyền lực tối cao... Đây không phải là hiện tượng cô lập, cho nên công tác chống tham nhũng sẽ tiếp tục được triển khai”.
Hiện Mát-xcơ-va đang cố gắng đưa ra các chính sách hấp dẫn, tạo môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch để thu hút đầu tư nước ngoài. Có thể khẳng định, nước Nga được thiên nhiên ban tặng rất nhiều ưu đãi. Trên thế giới không một quốc gia nào có lãnh thổ rộng bao la, bát ngát và tài nguyên phong phú như Nga. Chính vì vậy, nhiều tập đoàn tư bản lớn trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, từ khai thác khoáng sản, chế tạo thiết bị máy móc, các phương tiện giao thông vận tải… cho đến công nghệ cao ở mọi quốc gia đều muốn đầu tư vào nước Nga, nhất là sau khi nước Nga đã chính thức gia nhập WTO cách nay gần hai năm. Thế nhưng, điều mà nhiều người còn đắn đo, quan ngại, lo nhiều rủi ro thua thiệt, đó chính là nạn tham nhũng đang tồn tại rất phổ biến ở tất cả các cấp chính quyền, các địa phương, các ngành trên khắp lãnh thổ Liên bang Nga.
Báo Độc lập (Gazeta Nezavisimaya) của Nga, ra ngày 3-4-2013, cho rằng, môi trường đầu tư ở Nga chưa được cải thiện và việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không phải là liều thuốc đặc trị căn bệnh tham nhũng ở xứ sở Bạch Dương. “Sự bất trị” trong tệ nạn đưa và nhận hối lộ ở Nga đã khiến các doanh nghiệp nước ngoài không khỏi ngạc nhiên, mà hiện vẫn chưa tìm được biện pháp cụ thể, hữu hiệu nào để có thể thay đổi thực tế này. Cũng tờ báo trên, số ra ngày 24-4 cho biết, lĩnh vực sản xuất và buôn bán vũ khí ở Nga là lĩnh vực tồn tại nạn tham nhũng trầm kha nhất, bởi ở đó không có sự minh bạch, không có công cụ để làm rõ yếu tố tham nhũng trong hoạt động của các Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng (MIC). Do tình trạng không có các thủ tục pháp lý, các quan chức không phải chịu trách nhiệm về bất cứ thông tin sai lệch nào liên quan tới việc chi tiêu không hiệu quả. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng Giám đốc Nhóm “Phát triển” của Nga, ông Víc-to Cu-na-xky (Victor Kunarsky), nguyên nhân hạn chế đầu tư nước ngoài vào Nga không hoàn toàn chỉ vì nạn tham nhũng, mà còn nằm ở cả những phương diện khác như lề thói cũ, cơ chế quan liêu, phức tạp khi giải quyết các vấn đề đã quá rõ ràng, cũng như thiếu kết cấu hạ tầng thông thường.
Tiềm lực kinh tế Nga rất lớn
Sau gần hai thập kỷ suy thoái trầm trọng, đến đầu thế kỷ XXI, khi ông V. Pu-tin trở thành Tổng thống thứ hai của Liên bang Nga, nền kinh tế nước này đã bắt đầu gượng dậy và dần đi vào quỹ đạo, trở lại vị trí của một cường quốc trên thế giới. Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.500 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 của thế giới và thứ 5 ở châu Âu. Suốt thời gian đó tới nay, mức tăng trưởng của xứ sở Bạch Dương tương đối ổn định ở mức 3% -5%/năm. Dự kiến trong vài năm tới, nước Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 8 của thế giới và thứ hai ở châu Âu sau Đức, với GDP tăng lên tới 1.900 tỷ ơ-rô, hay 2.300 tỷ USD.
Tiềm lực kinh tế của Liên bang Nga rất lớn, có thể gọi là “khổng lồ”. Đây là quốc gia siêu cường về năng lượng khi sở hữu trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 trữ lượng của cả thế giới, đồng thời cũng là nhà sản xuất và nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới. Đây cũng là quốc gia có trữ lượng than lớn thứ hai và trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 8 trên thế giới. Hiện Nga cũng là nước sản xuất điện năng nhiều thứ 4 thế giới và sản xuất năng lượng tái tạo đứng hàng thứ 5 toàn cầu. Đó còn chưa kể Nga là nước đầu tiên phát triển lò phản ứng hạt nhân cũng như xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và hiện là quốc gia đứng thứ 4 về điện hạt nhân nguyên tử.
Về khoa học - kỹ thuật, Nga là nơi sản sinh ra một số lượng rất lớn các nhà khoa học và nhà phát minh, không một nước nào có thể vượt qua được. Nước Nga cũng đã giành những thành tựu lớn nhất trong công nghệ thám hiểm và chinh phục vũ trụ. Thế nhưng, như Thủ tướng Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép (Dmitry Medvedev) cảnh báo, nước Nga đang mất dần danh tiếng và tiền của do các dự án vũ trụ thất bại.
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga đã dịu bớt, quý I năm 2013 tăng trưởng GDP tiếp tục giảm, chỉ tăng ở mức 1,1%, thấp hơn nhiều so với dự kiến. Tổng thống Nga V. Pu-tin cho rằng, sở dĩ mức tăng trưởng kinh tế của Nga chậm lại, một phần là do chịu sự ảnh hưởng tăng trưởng chậm của kinh tế toàn cầu, cũng như khủng hoảng toàn cầu và nhất là khu vực đồng ơ-rô. Tổng thống Nga V. Pu-tin cũng đã thẳng thắn thừa nhận, hiện ở nước Nga vẫn còn những bất đồng và tranh cãi về chính sách kinh tế trong tương lai, liệu có cần điều chỉnh và sẽ điều chỉnh như thế nào về sự quản lý và điều hành của Nhà nước? Nhiều người ủng hộ việc tiến lên phía trước nhằm tạo ra một xã hội dân chủ hiện đại và một nền kinh tế thị trường lành mạnh. Trong khi đó, vẫn còn một số thế lực lại ủng hộ ý tưởng đưa nước Nga trở lại quá khứ thời Liên Xô (trước đây). Tuy nhiên, Tổng thống Nga V. Pu-tin khẳng định: dù thế nào thì điểm xuất phát cơ bản của chính sách kinh tế Nga cũng sẽ không thay đổi, đồng thời tuyên bố: “trước hết sẽ coi trọng chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, thiết thực bảo đảm kinh tế doanh nghiệp phát triển theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đương nhiên, theo Tổng thống Nga V. Pu-tin nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là phải chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Nga sang mô hình phát triển sáng tạo, đổi mới.
Hiện nay, thách thức lớn nhất đối với nước Nga là tìm ra các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong điều kiện môi trường kinh doanh với một hệ thống ngân hàng còn rất mới, được hình thành trong hoàn cảnh khác thường, do các “trùm tài phiệt” (oligarch) nắm giữ. Nhiều ngân hàng Nga hiện là sở hữu của các nhà doanh nghiệp hay các “trùm tài phiệt”, những người thường sử dụng các khoản tiền gửi ở ngân hàng để cho chính các doanh nghiệp của mình vay mượn. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã có những cố gắng để kích hoạt, khởi động các ngân hàng này bằng cách cấp vốn và mua lại các khoản nợ trong một số ngân hàng, nhưng kết quả đạt được chưa nhiều.
Các vấn đề khác, bao gồm sự phát triển mất cân đối giữa các khu vực cũng được coi là một trong nhiều thách thức đối với Chính phủ của Tổng thống Nga V. Pu-tin. Khu vực thủ đô Mát-xcơ-va rất nhộn nhịp, hối hả, năng động, có cuộc sống thịnh vượng với thu nhập trên đầu người thậm chí còn cao hơn cả các nền kinh tế hàng đầu châu Âu. Trong khi đó, tại phần lớn các khu vực còn lại, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và khu vực của người thiểu số ở châu Á đã bị tụt lại rất xa. Sự phân hóa trong nền kinh tế thị trường cũng đã cảm nhận được ở các thành phố lớn khác như Xanh Pê-téc-bua (Sankt-Peterburg), Ca-li-nin-grát (Kaliningrad), Ê-ca-tê-rin-bua (Ekaterinburg)…
Sau khi gia nhập WTO, nước Nga càng có thêm những điều kiện để tăng cường hội nhập kinh tế thế giới. Các quốc gia trước kia còn áp dụng khoảng 70 biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng hóa của Liên bang Nga nay đã dỡ bỏ các hạn chế đó. Như vậy, Liên bang Nga đã có cơ hội được bảo đảm hoạt động ổn định trên các thị trường nước ngoài. Hơn nữa, gia nhập WTO, Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ giúp kinh tế Nga có thêm khoảng 49 tỷ USD (tương đương 3,3% GDP) trong 3 năm đầu mới gia nhập và con số đó sẽ còn tăng lên trong những năm tiếp theo. Về lâu dài, WTO sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng, đặc biệt sẽ giúp Nga thực hiện mục tiêu bước vào “Top 5” những nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Xét trên khía cạnh xã hội, người dân Nga sẽ được hưởng nhiều cái lợi, tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, giảm dần giá hàng tiêu dùng tại Nga trong vòng 3 - 5 năm tới và sau đó sẽ còn giảm mạnh hơn nữa. Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đánh giá rất cao sự kiện này. Phó Viện trưởng Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Đmi-tơ-ri Xô-rô-kin (Dmitry Sorokin) cho rằng, ngày nay toàn thế giới đã là một hệ thống kinh tế thống nhất, hầu như tất cả các nước trên thế giới đều tuân theo các quy tắc vận chuyển hàng hóa do WTO thiết lập, không tham gia WTO sẽ bị thất bại. Ngược lại, khi nước Nga đã tham gia tổ chức này, nếu bị một ai đó ngăn cản xuất khẩu hàng hóa, nước Nga hoàn toàn có quyền được Tòa án Quốc tế bảo vệ. Tuy nhiên, việc gia nhập WTO cũng sẽ kéo theo cả những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế Nga. Chẳng hạn, việc bãi bỏ thuế hải quan đối với hàng nhập khẩu, theo lộ trình, Nga sẽ phải giảm thuế từ mức trung bình là 9,5% xuống còn 7,4% vào năm 2013, đến năm 2014 còn 6,9% và năm 2015 xuống chỉ còn 6%.
Triển vọng phát triển kinh tế Nga
Các nhà chiến lược và chuyên gia kinh tế của nhiều nước nhận định, giai đoạn 30 năm tới sẽ là “Kỷ nguyên của khí đốt”. Đối với nước Nga, một quốc gia mà ngân sách nhà nước hiện vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu các sản phẩm nguyên - nhiên liệu hy-đrô-các-bon (hydrocarbon), thì việc chuẩn bị một chiến lược khai thác và tìm thị trường lớn tiêu thụ khí đốt sẽ càng trở nên khẩn trương và có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
Tất cả mọi vấn đề nằm trong cuộc cách mạng làm gia tăng khối lượng dầu và khí đốt từ đá phiến. Công nghệ này không phải là mới, nhưng đòi hỏi nguồn lực đáng kể, cả về kỹ thuật và tài chính, cũng như đảm bảo an toàn cho môi trường. Những người lạc quan cho rằng, giai đoạn từ nay đến năm 2040, khai thác khí đốt và dầu đá phiến trên phạm vi toàn thế giới sẽ tăng đáng kể. Đây sẽ là nguồn nguyên - nhiên liệu quan trọng nhất của loài người. Đương nhiên, nước Nga sẽ chiếm một vị trí quan trọng và Điện Crem-li không thể bỏ lỡ cơ hội này.
Thế nhưng, những người “chống lại” cuộc cách mạng này, việc khai thác nguồn năng lượng này có thể sẽ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Ông Vla-đi-mia Tru-rốp (Vladimir Chuprov), người đứng đầu “Chương trình Năng lượng Xanh” của Nga cho biết, khai thác khí đá phiến sẽ làm tăng mạnh mẽ ô nhiễm nước ngầm, do các chất như toluen, benzen, xylen, ethyl benzen, asen và các chất độc khác.
Bởi thế, để bảo đảm môi trường trong sạch khi khai thác khí đá phiến sẽ phải chi tiêu rất lớn, điều đó sẽ làm gia tăng đáng kể giá bán khí đốt. Cách duy nhất đối với nước Nga là phải tính toán chính xác về hiệu quả kinh tế của dự án dầu khí và đánh giá chính xác các rủi ro có thể xảy ra. Dù sao đi nữa, nhiều chuyên gia khẳng định, trong 30 năm tới nước Nga vẫn là “đại gia” giữ vai trò quan trọng trên chính trường quốc tế./.
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh  (09/05/2013)
Xây dựng đảng và nhà nước trong sạch gắn với đấu tranh chống tiêu cực - những chỉ dẫn của V. I. Lê-nin và giá trị thực tiễn hiện nay  (09/05/2013)
Phát động Tuần lễ “Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2013”  (08/05/2013)
- Đoàn công tác của Tập đoàn Đèo Cả dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và Hội nghị cán bộ, viên chức năm 2024 của Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và Hội nghị cán bộ, viên chức năm 2024 của Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất nhận thức và hành động, tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm