Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng qua
Chiều nay, 30-9-2008, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ, thông báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2008. Những yếu tố tích cực đan xen với những khó khăn, thách thức, vẫn tiếp tục là nét nổi bật, đáng quan tâm trong phát triển kinh tế - xã hội nước ta từ đầu năm đến nay.
Trong 9 tháng qua, tình hình kinh tế - xã hội nước ta chịu tác động của nhiều yếu tố không thuận. Trong khi sức cạnh tranh của nhiều ngành và của nền kinh tế còn nhiều hạn chế, thì giá cả của hầu hết các loại vật tư nguyên liệu đầu vào nhập khẩu trên thị trường thế giới liên tục tăng hoặc đứng ở mức cao; thiên tai, dịch bệnh lại xảy ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã được đề ra nên nền kinh tế đạt được một số kết quả quan trọng.
Một là, tốc độ tăng giá giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm đến nay.
Hai là, tốc độ tăng trưởng (GDP) 9 tháng ước 6,52% (quý I tăng 7,4%; quý II tăng 5,82%, quý III tăng 6,55%). Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 493,2 nghìn tỉ đồng, tăng 16,% so với cùng kỳ năm 2007; giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trong nông nghiệp đạt mức tăng cao nhất trong 4 năm qua, tăng 5,4,% so với cùng kỳ năm 2007, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu; giá trị gia tăng của ngành dịch vụ tăng 7,23%, cao hơn mức tăng GDP.
Ba là, kim ngạch xuất khẩu vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tăng 39% so với cùng kỳ; 10 nhóm hàng hoá có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Nhập siêu 9 tháng ở mức 15,828 triệu USD, bằng 32,6% tổng kim ngạch xuất khẩu và đang trong xu hướng giảm dần. Tình hình nhập siêu đang có dấu hiệu tích cực và có khả năng đến hết năm 2008, tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu sẽ kiềm chế ở mức 30%.
Bốn là, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng. Trong tháng 9-2008, cả nước có 113 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký 9,9 tỉ USD, nâng tổng số dự án cấp mới từ đầu năm đến ngày 22-9-2008 lên 885 dự án với tổng vốn đăng ký 56,31 tỉ USD. Nếu tính cả 855,7 triệu USD vốn đăng ký thêm của 225 dự án cấp phép năm 2007 thì tổng vốn đăng ký cả 9 tháng năm 2008 của cả nước là 57,1 tỉ USD, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2007; vốn thực hiện đạt 8,1 tỉ USD, bằng 14,2% vốn đăng ký và tăng 37,3% so với 9 tháng 2007.
Bên cạnh những dấu hiệu tích cực, nền kinh tế đang phải đối mặt với không ít khó khăn hạn chế.
Thứ nhất, tốc độ tăng GDP của 9 tháng năm 2008 mới đạt 6,52%, trong đó công nghiệp và xây dựng đạt 7,09%; dịch vụ đạt 7,23%, chưa đạt mục tiêu kế hoạch Quốc hội đã điều chỉnh xuống là 7%.
Thứ hai, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đã phát huy tác dụng trong việc kiềm chế lạm phát, tuy nhiên cũng tác động đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Các ngành sản xuất kinh doanh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do thiếu vốn, lãi suất vay ngân hàng cao, giá nguyên liệu sản xuất đứng ở mức cao, làm tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Thứ ba, việc giải ngân vốn đầu tư, nhất là vốn trái phiếu Chính phủ đạt thấp. Tổng vốn đầu tư giải ngân từ ngân sách nhà nước của các bộ, ngành, địa phương mới đạt 47% kế hoạch.
Thứ tư, giá tiêu dùng bình quân 9 tháng qua tăng đến 22,76% nên sức mua trên thực tế của nhân dân giảm rõ rệt. Đời sống của một bộ phận dân cư gặp nhiều khó khăn. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội vẫn còn diễn biến phức tạp. Một số vấn đề xã hội chưa tốt (an toàn thực phẩm, ách tắc giao thông và quản lý đô thị ...) gây bức xúc trong nhân dân./.
Hạ viện Mỹ bác bỏ kế hoạch giải cứu thị trường  (30/09/2008)
3,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam  (30/09/2008)
Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động  (30/09/2008)
Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động  (30/09/2008)
Các nước ASEAN 5 với vấn đề an ninh con người  (30/09/2008)
Thành tựu đột phá trong chương trình vũ trụ nhiều kỳ vọng của Trung Quốc  (30/09/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên