Tổng thống Cộng hòa Bun-ga-ri thăm chính thức Việt Nam
Chuyến thăm đầu năm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt Nam - Bun-ga-ri…
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Tổng thống nước Cộng hòa Bun-ga-ri G.Pa-va-nốp và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày hôm nay (29-1) đến ngày 31-1-2009. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một vị nguyên thủ quốc gia trong năm mới 2009.
Nằm ở Đông Nam châu Âu, giữa bán đảo Ban-căng, Bun-ga-ri được mệnh danh là xứ sở Hoa Hồng với những sản phẩm xuất khẩu từ hoa hồng nổi tiếng. Sau thời kỳ suy thoái kéo dài, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Quốc hội, Tổng thống và chính phủ, nhân dân Bun-ga-ri đã triển khai hiệu quả các biện pháp phục hồi và phát triển kinh tế, nhanh chóng ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước.
Từ năm 2001-2003, kinh tế Bun-ga-ri tăng trưởng ổn định với mức bình quân 5%. Năm 2004, kinh tế Bun-ga-ri tăng trưởng 5,6%, lạm phát duy trì ở mức thấp. Cũng trong giai đoạn này, Bun-ga-ri thu hút tới gần 10 tỉ ơ-rô vốn FDI.
Việc gia nhập EU vào năm 2007 cũng đã đem lại những lợi thế mới cho kinh tế Bun-ga-ri. Hiện Bun-ga-ri là nước có nền kinh tế phát triển nhanh ở châu Âu, với tốc độ tăng trưởng hằng năm 6%, cao hơn tốc độ trung bình gần 2% của các thành viên khác trong EU.
Trên các diễn đàn đa phương, Bun-ga-ri tham gia tích cực vào các hoạt động của Liên hợp quốc với vai trò là Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2002-2003...; tham gia lực lượng hoà bình ở Nam Tư cũ, Cô-xô-vô, Áp-ga-ni-xtan, I-rắc và miền Nam Li-băng.... Nhờ đó, vị thế của Bun-ga-ringày càng gia tăng trên trường quốc tế.
Việt Nam và Bun-ga-ri đã có mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống từ nhiều năm nay. Trước đây, chính phủ và nhân dân Bun-ga-ri đã dành cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu, giúp Việt Nam đào tạo nhiều cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Từ năm 1990 đến nay, quan hệ hai nước phát triển trên cơ sở mới, bình đẳng và cùng có lợi. Cùng với việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ về Hợp tác kinh tế - thương mại, Việt Nam - Bun-ga-ri đã ký nhiều hiệp định song phương quan trọng quan trọng, tạo khung pháp lý thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt trong giai đoạn mới.
Về giáo dục - đào tạo, hai nước đã ký hiệp định hợp tác giáo dục và Chương trình hợp tác 2001-2003. Từ năm 2001-2008, đã có 90 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam theo học tại nước bạn, trong đó có 20 người được cấp học bổng nhà nước và 70 người theo diện tự túc.
Tháng 11-2008, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bun-ga-ri khi thăm Việt Nam cũng đã nêu việc Bun-ga-ri dự kiến dành ODA cho đào tạo sinh viên và chuyên gia Việt Nam.
Về kinh tế, hai nước đã ký các hiệp định hợp tác về kinh tế; khuyến khích và bảo hộ đầu tư; tránh đánh thuế hai lần; hợp tác về y tế, vận tải hàng hải... Tăng trưởng kinh tế đang tăng nhanh. Nếu như năm 2005, kim ngạch song phương đạt 22 triệu USD, năm 2008 đạt tới 100 triệu USD.
Tính đến tháng 8-2008, Bun-ga-ri có 5 dự án đầu tư trực tiếp có hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 13 triệu USD, trong đó có 4 dự án 100% vốn nước ngoài với đăng ký là 7 triệu USD. Bun-ga-ri hiện đứng thứ 56 trong 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, theo các đánh giá của các chuyên gia kinh tế, kim ngạch thương mại hai chiều còn thấp so với tiềm năng. Chính vì vậy, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Georgi Parvanov đúng vào dịp đầu xuân mới Kỷ Sửu 2009 là dịp để tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam - Bun-ga-ri trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Trong một lần trả lời báo chí gần đây, ông Va-xi-lép, Đại sứ Bun-ga-ri tại Việt Nam khẳng định: Với nhiều điểm tương đồng và nỗ lực của Chính phủ, nhân dân hai nước, quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Bun-ga-ri đang ngày càng phát triển.
Hy vọng rằng với quan hệ hữu nghị tốt đẹp sẵn có, chuyến thăm của Tổng thống Bun-ga-ri G.Pa-va-nốp sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai nước; trao đổi các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt, nhất là trong những lĩnh vực hai bên có tiềm năng và nhu cầu như: Kinh tế, thương mại, nông nghiệp, giáo dục, lao động và trao đổi những vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm./.
Tưng bừng đón Xuân Kỷ Sửu trên mọi miền đất nước  (28/01/2009)
Mục lục chuyên đề cơ sở số 25 (1-2009)  (28/01/2009)
Chính phủ Ca-na-đa công bố kế hoạch kích thích kinh tế  (28/01/2009)
Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào Diễn đàn kinh tế Thế giới 2009  (28/01/2009)
Tươi thắm sắc Xuân Bắc Hà  (27/01/2009)
Tươi thắm sắc Xuân Bắc Hà  (27/01/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên